Blog chia sẻ

Chia sẻ kiến thức, tâm sự tình yêu, cuộc sống

Dịch vụ Seo chuyên nghiệp

Dịch vụ Seo LMT đảm bảo đưa từ khóa lên top google, quảng cáo thương hiệu, tìm kiếm khách hàng tiềm năng

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

Những trường hợp được miến giấy phép lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Nghiên cứu về giấy phép lao động, hum nay mình lại mới hiểu thêm được một chút về thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài khi họ làm việc tại Việt Nam. Tình hình là người nước ngoài mà làm việc tại Việt Nam cũng có một số trường hợp không phải xin giấy phép lao động các bạn ạ, chia sẻ với các bạn như sau:


    Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc với thời hạn dưới 03 (ba) tháng;
    Người nước ngoài là thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
    Người nước ngoài là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
    Người nước ngoài là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần;
    Người nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện chào bán dịch vụ;
    Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc để xử lý các trường hợp khẩn cấp như: những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được có thời gian trên 03 (ba) tháng thì hết 03 (ba) tháng làm việc tại Việt Nam, người nước ngoài phải làm thủ tục đăng ký cấp giấy phép lao động theo quy định tại Nghị định này;
    Luật sư nước ngoài đã được Bộ Tư pháp cấp giấy phéplao động  luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
    Người nước ngoài làm Trưởng Văn phòng đại diện, Trưởng Văn phòng dự án hoặc người nước ngoài được tổ chức phi chính phủ nước ngoài ủy nhiệm đại diện cho các hoạt động tại Việt Nam;
    Người nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp, thuộc phạm vi các ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới của 11 ngành dịch vụ bao gồm: dịch vụ kinh doanh; dịch vụ thông tin; dịch vụ xây dựng; dịch vụ phân phối; dịch vụ giáo dục; dịch vụ môi trường; dịch vụ tài chính; dịch vụ y tế; dịch vụ du lịch; dịch vụ văn hóa giải trí và dịch vụ vận tải;
    Người nước ngoài vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý và thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) theo quy định hay thỏa thuận trong các điều ước quốc tế về ODA đã ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài;
    Người nước ngoài đã được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
Nguồn: ST

Kinh nghiệm của chúng tôi trước khi thành lập công ty


Công ty của chúng tôi đã thành lập được hơn một năm, từ thời điểm thành lập công ty đến nay công ty vẫn hoạt động rất tốt, công ty chúng tôi đã trải qua giai đoạn khó khăn nhất và đã tạo dựng được một nền tảng vững chắc. Và 1 năm qua chúng tôi đã đúc rút được một vài kinh nghiệm chuẩn bị trước khi thành lập công ty như sau:

1. Ý tưởng tốt.

Ý tưởng chỉ được gọi là tốt khi nó được nhiều người công nhận và ủng hộ. Chẳng hạn bạn có ý tưởng mở một dịch vụ cho thuê xe hơi. Bạn cho rằng đó là một ý tưởng tuyệt vời. Bạn dẫn chứng là ngày nay lượng người muốn thuê xe hơi nhiều hơn số người có ý định sở hữu một chiếc xe hơi. Tuy nhiên, những người được bạn hỏi ý kiến đều nói với bạn rằng ý tưởng ấy thật tồi. Cho dù những lý lẽ họ đưa ra không mấy thuyết phục và bạn rất tự tin vào bản thân, nhưng bạn cũng không thể không xem xét lại ý định của mình.
Tương lai, số phận của một doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào ý tưởng ban đầu của nó. Chỉ cần đảm bảo là có một số lượng đáng kể khách hàng tương lai sẵn sàng bỏ tiền ra mua sản phẩm/dịch vụ mà bạn nghĩ ra là bạn đã có đủ cơ sở để triển khai nó rồi. Nhưng làm thế nào để có thể tìm ra ý tưởng đó? Tác giả Joe Carbo đưa ra một câu trả lời hết sức đơn giản mà có lẽ nhiều người đã hơn một lần được nghe: “Hãy tìm ra một nhu cầu trên thị trường và đáp ứng nhu cầu đó”.

2. Một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo.

Đó là bản đồ phác thảo ra những con đường hợp lý nhất dẫn dắt bạn đến thành công. Một kế hoạch kinh doanh tốt không thể không xem xét tường tận những khía cạnh từ đơn giản đến phức tạp nhất của một doanh nghiệp. Dự toán ngân sách, nguồn tiền đầu tư, vốn hoạt động, lợi nhuận trên doanh số, kiểm kê, chi phí quảng cáo, tiền thuê mặt bằng, tiện ích, thuế.., chỉ là một vài chi tiết trong kế hoạch kinh doanh của bạn.
Vậy làm thế nào để lập được một kế hoạch kinh doanh tốt? Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sách báo sẽ cung cấp cho bạn kiến thức về vấn đề này, hoặc bạn có thể liên hệ với các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp hay phòng thương mại địa phương, nơi doanh nghiệp mới sẽ tọa lạc.

3. Tồn tại một thị trường thật sự cho sản phẩm/dịch vụ của bạn.

Các công ty lớn chẳng bao giờ liều lĩnh tung ra sản phẩm trong khi còn mơ hồ việc liệu khách hàng của họ có cần đến nó hay không. Trước tiên họ sẽ tiến hành nghiên cứu thị trường thông qua việc khảo sát những người có vẻ có nhu cầu nhất về sản phẩm đó, rồi phân tích thái độ cũng như mức độ hài lòng của những khách hàng này đối với sản phẩm/dịch vụ đó.

4. Ngân sách.

Nguồn ngân sách cho doanh nghiệp tương lai có thể là tiền của bạn hoặc tiền vay của ai đó. Sẽ thuận lợi hơn rất nhiều nếu bạn dùng tiền của mình, bởi vì bạn không phải đau đầu nghĩ cách xoay xở để hoàn trả. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đều không có đủ tiền để thành lập doanh nghiệp. Vậy thì có thể tìm sự hỗ trợ ở đâu? Trước hết, bạn hãy thử liên hệ với một tổ chức nào đó, ví dụ văn phòng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ ở địa phương. Họ luôn có rất nhiều kế hoạch kinh doanh từ các công ty khác ở khắp nơi gửi đến để … vay tiền như bạn, từ vài trăm cho tới vài triệu USD. Họ sẵn lòng cho bạn biết về những khoản tài trợ nào đang nhàn rỗi, cũng như hướng dẫn bạn cách thức hoàn thiện hồ sơ có thể đáp ứng được những điều kiện vay vốn.

5. Địa điểm kinh doanh.

Sự ra đời của thương mại điện tử, dịch vụ bán hàng qua điện thoại cũng như nhiều tiện ích khác giúp cho quá trình giao dịch diễn ra dễ dàng, thuận lợi hơn. Do đó, địa điểm kinh doanh ngày nay không còn là yếu tố quyết định đến sự thành bại của các doanh nghiệp, ngay cả đối với các doanh nghiệp nhỏ. Ngày nay, chỉ với chiếc thẻ tín dụng và mạng Internet, chúng ta gần như có thể mua hàng ở bất cứ nơi đâu.
Tuy nhiên, thương mại điện tử cũng chỉ có thể áp dụng cho một bộ phận doanh nghiệp, một số hình thức kinh doanh và ngành nghề nhất định. Ví dụ, đối với những công ty hoạt động trong các lĩnh vực như dịch thuật hay xuất bản thì vấn đề địa điểm không mấy quan trọng- những công ty này có thể đặt trụ sở ở bất cứ đâu. Trong khi đó, hình thức kinh doanh siêu thị lại hoàn toàn khác, địa điểm kinh doanh trong trường hợp này không thể tùy tiện chọn lựa. Vì thế, bạn hãy xét đến nhu cầu của doanh nghiệp khi chọn nơi đặt trụ sở công ty.

6. Dịch vụ điện tử.

Máy vi tính, website, dịch vụ thư điện tử… Bạn đã chuẩn bị những thứ này chưa? Có lẽ ngày nay các tiện ích này không thể thiếu trong các công ty, cho dù công ty của bạn chỉ có một giám đốc với vài nhân viên làm việc bán thời gian.

7. Xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng ngay từ thời kỳ đầu.

Thành công của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào khách hàng, nhất là những khách hàng trung thành. Thông qua các hoạt động nghiên cứu thị trường, bạn đã chắc chắn rằng có một số lượng khách hàng nhất định sẽ cần đến sản phẩm/dịch vụ mà công ty tương lai của bạn cung cấp. Vậy cụ thể họ là ai? Hãy lên danh sách những khách hàng tiềm năng đầu tiên trước khi bạn chuẩn bị thành lập công ty.

8. Chuẩn bị chu đáo cho việc khai trương.

Những việc phải làm trong ngày đầu khai trương là gì? Ai sẽ chịu trách nhiệm thực thi các công việc đó? Đã có đủ các điều kiện cần thiết để làm việc chưa? Mẫu công văn, mẫu đơn đặt hàng…đã có chưa? Hãy liệt kê những thứ có thể cần đến cho một ngày làm việc bình thường, từ giờ mở cửa, thời gian chấm dứt một ngày làm việc, và tất cả những công việc cụ thể khác.

9. Những điều không mong đợi.

Chúng ta luôn hi vọng những điều tốt đẹp nhất trước khi có kế hoạch thành lập công ty, song cũng cần phải phòng ngừa những việc tệ hại có thể xảy ra như vấn nạn ngập đường vào mùa mưa, sự cố hỏa hoạn, thiên tai, trộm cướp… Hãy trù bị tất cả để khi những điều bất trắc xảy ra, chúng ta đã có phương cách đối phó chủ động nhất, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do nó gây ra.

10. Tri thức là sức mạnh.

Bạn hãy cố gắng tìm hiểu tối đa về ngành nghề kinh doanh mà bạn sẽ tiến hành trong tương lai bằng cách dành ra ít nhất 20 phút mỗi ngày cho công việc này. Nếu làm được như vậy thì chỉ trong vòng một năm bạn đã có thể biết được hơn 75% những cá nhân hoặc công ty hoạt động trong ngành đó. Làm thế nào để đánh giá những kiến thức mà bạn đã thu thập đã “đủ” hay chưa? Đó là khi bạn có thể nhìn thấy được ngày càng nhiều những thách thức mà công ty sẽ phải vượt qua, cũng như những cơ hội mà trước đây bạn chưa bao giờ biết đến.
Và đây là lời khuyên cuối cùng khi trước khi thành lập côngty và công ty của bạn đi vào hoạt đông: làm hài lòng khách hàng hơn những gì họ mong đợi. Đó là điều mà bất cứ khách hàng nào cũng đều đòi hỏi ở doanh nghiệp, cho dù doanh nghiệp đó có thuộc lĩnh vực hoạt động hay ngành nghề kinh doanh nào chăng nữa.

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

Những nguyên nhân làm cho bạn thất nghiệp?

Nhiều bạn trẻ ra trường hiện nay đã rơi vào tình trạng thất nghiệp rất nhiều. Vậy nguyên nhân nào khiến bạn thất nghiệp hay không tìm được một công việc phù hợp. Dưới đây tôi xin chia sẻ một số nguyên nhân dẫ đến thất nghiệp như sau:

Rõ ràng đây là câu hỏi không mấy dễ chịu, chính vì vậy không phải ai cũng sẵn sàng đối diện. Có người thì cho rằng là tại kinh tế suy thoái, hay tại ngành học của mình vốn khó xin việc, hay tại trường ĐH - CĐ của mình không "có tiếng",... Nhưng bạn có biết không, nguyên nhân làm cho bạn thất nghiệp đều từ chính bản thân bạn.



Nguyên nhân đầu tiên: Bạn không đam mê.

Một khi con người không có đam mê, thì đầu óc của họ luôn được thả lỏng. Ngày qua ngày, họ sống nhàn nhã và ...thất nghiệp.

Nguyên nhân thứ 2: Bạn không có kinh nghiệm làm việc.


Bạn mới ra trường thì không có kinh nghiệm là phải. Thế nhưng bạn phải chuẩn bị kinh nghiệm khi còn trên ghế nhà trường.

Tôi xin nói thật với các bạn, từ khi tôi ra trường đến giờ là tôi chưa được biết cái cảm giác thất nghiệp nó như thế nào. Mặc dù tôi không làm đúng chuyên ngành mà mình học. Bởi vì tôi sẵn sàng lao vào cuộc sống thực sự ở bên ngoài nhà trường, sẵn sàng từ chối "tiền lương đi học" là những đồng tiền xương máu của bố mẹ gửi ra. Tôi vào mạng tìm việc và được làm CTV cho FPT Telecom ở 48 Vạn Bảo - BĐ - HN. Sau đó vì chịu khó, tìm tòi và khát vọng vươn lên đã đem đến cho tôi những thành quả lao động ngọt bùi.

Nguyên nhân thứ 3: Bạn không có khả năng giao tiếp

Bạn có nhớ rằng bạn đã nhắn tin hay nói chuyện với các bạn khác giới rất "lọt tai". Với các bạn nam thì việc này khiến nhiều chàng trai khác ngưỡng mộ và học hỏi. Thế nhưng, việc giao tiếp không phải chỉ có vậy. Giao tiếp bao hàm giao tiếp gián tiếp, trực tiếp. Và cụ thể nó ra sao thì hãy tìm trên Google vì có rất nhiều chủ đề này. Và tốt nhất là bạn nên xông vào xã hội, vào thương trường hoặc ít ra cũng nên đọc sách để tích lũy được một chút lý thuyết suông. Biết đâu sau này có tác dụng thì sao.

Nguyên nhân thứ 4: Bạn là người sống không có mục tiêu hoặc mục tiêu đó không phù hợp với nhà tuyển dụng.

Các nhà tuyển dụng không khó để biết về vấn đề này. Rõ ràng, họ muốn nhận những người có mục tiêu và mục tiêu đó có phù hợp với cơ quan sắp nhận bạn. Chẳng ai muốn nhận người không mục tiêu vào đội ngũ của mình. Đơn giản như nói chuyện hay sống với người không có mục tiêu đã chán ngắt rồi.

Nguyên nhân thứ 5: Bạn đứng núi này trông núi nọ

Bạn thử ngẫm lại mà xem, chắc chắn đã có lúc bạn so sánh nơi bạn đã từng làm với một nơi bạn chưa từng làm. Một khi bạn chưa khẳng định được tài năng của mình, thì chẳng ai gọi lại khi bạn đã dứt áo ra đi.

Nguyên nhân thứ 6: Việc lớn không làm nổi, việc nhỏ không muốn làm

Bạn không dám để tấm bằng ĐH sang một bên và đi làm lao động phổ thông hay làm những công việc vất vả với đồng lương ít ỏi. Bạn chờ đợi có một công việc khác "xứng đáng với trình độ" của bạn hơn. Nhưng oái ăm thay, chỉ khi bắt tay vào làm việc, bạn mới biết rõ trình độ của bạn đến đâu.

Nguyên nhân thứ 7: Bạn không có gan và tư tưởng làm giàu

Khi bạn không thể xin việc được chỗ nào cả mặc dù bạn nghĩ mình đâu phải không có đầu óc. Vậy thì bạn đừng đi xin việc nữa. Hãy làm bắt tay vào làm giàu cho riêng mình. Đầu tiên là những việc buôn bán nho nhỏ, sau đó thấy được, bạn mở rộng hơn một chút nữa, một chút nữa,... rồi một chút nữa. Và bạn giàu từ lúc nào mà bạn không biết. Đây là con đường làm giàu của rất nhiều người. Họ không cần bằng cấp ở những trường ĐH - CĐ nổi tiếng, nhưng họ có cả hàng trăm tấm bằng ở trường Đời.

Tóm lại, cuộc sống luôn có rất nhiều cơ hội và công việc phù hợp với bạn. Nếu bạn vẫn không nhận ra và vẫn tiếp tục thất nghiệp thì đó là lỗi của bạn.

Một lời khuyên của một người chưa thành công là tôi dành cho người kiên trì đọc đến những dòng cuối này là: Đừng bao giờ trông chờ vào vận may bạn nhé.
Nguồn: Sưu tầm

Thắc mắc về thủ tục cấp giấy phép lao động cho Giám đôc là người nước ngoài



Hỏi:

Tôi đang làm việc tại một Công ty 100% vốn đầu tư nướcngoài, tôi muốn hỏi thủ tục để xin cấp Giấy phép lao động cho Giám đốc (là người Hàn Quốc) đồng thời là Chủ sở hữu công ty?

Trả lời:

Giấy phép lao động, giấy phép lao động cho người nước ngoài

Tại Khoản 1, Điều 9 của Nghị định 34/2008/NĐ - CP và quy định tại Nghị định 46/2011/NĐ - CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34/2008/NĐ – CP quy định về các trường hợp được miễn xin cấp Giấy phép lao động:
1. Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải có giấy phép lao động, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc với thời hạn dưới 03 (ba) tháng;
b) Người nước ngoài là thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
c) Người nước ngoài là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
d) Người nước ngoài là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần;
đ) Người nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện chào bán dịch vụ;
e) Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc để xử lý các trường hợp khẩn cấp như: những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được có thời gian trên 03 (ba) tháng thì hết 03 (ba) tháng làm việc tại Việt Nam, người nước ngoài phải làm thủ tục đăng ký cấp giấy phép lao động theo quy định tại Nghị định này;
g) Luật sư nước ngoài đã được Bộ Tư pháp cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật”.
Căn cứ theo quy định nêu trên, Giám đốc của Công ty bạn thuộc trường hợp C Do đó, Giám đốc của bạn không phải xin cấp Giấy phép lao động tại Việt Nam.

Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2013

Làm sao để có được chiến lược nội dung hiệu quả



Trong SEO: Nội dung là vua, tôi nghĩ bạn nên lưu ý về các yêu cầu khác nhau trong quá trình lập web, điều này sẽ giúp bạn lập chiến lược nội dung hiệu quả khi bạn thiết kế lại web. Dưới đây là 1 số lời khuyên của tôi:
Kỹ thuật seo, Nội dung trong seo

1: Tìm đúng người

·         Một nhân viên phát triển web: Một người linh động và có khả năng thích ứng với nhiều lĩnh vực
·         Một nhân viên thiết kế: Phải là người biết về các nền tảng website, để có thể tham gia thảo luận, trả lời các giải đáp thắc mắc của người đọc.
·         Một Kỹ thuật seo: Người đảm bảo rằng bạn không đánh mất thứ hạng hiện có của mình

2: Quyết định chiến dịch nội dung của bạn

Bạn cần xây dựng và thực hiện 1 chiến dịch nội dung tốt. Cách tốt nhất là thiết kế 1 site dựa trên nhu cầu và mong muốn thật sự của người sử dụng, tuy nhiên điều này không phải lúc nào cũng khả thi. Nếu nội dung hiện tại của bạn đủ tốt, bạn nên quan tâm vào việc hoàn thiện chúng.
Kỹ thuật seo, Nội dung trong seo

3: Bắt đầu từ con số 0

Nên bắt đầu bằng việc tìm kiếm từ khóa. Sau đó, chia các từ khóa thành từng nhóm, nghĩ về nội dung cần viết cho mỗi chủ đề.
VD: Trong 1 chương trình giảm cân, có các từ khóa như: Chương trình x hoạt động như thế nào? Tôi có phải thực hành theo x hay không?
Bây giờ bạn đã có từ khóa của mình chưa, giờ thì hãy xem thứ hạng của nó trên Google. Các trang nào đang được xếp hạng? Google đã mô tả trang liên quan tới 1 chủ đề cho trước trên site của bạn chưa? Nếu có, chắc hẳn bạn sẽ muốn đăng những từ khóa này lên các trang đó.

Hệ thống hóa các từ khóa

Bạn nên cân nhắc liệu có cần tạo ra các trang nội dung mới không hay chỉ cần chỉnh sửa đôi chút nội dung hiện có?. Hãy Hệ thống hóa 1 chủ đề và danh sách từ khóa cho mỗi trang. Mỗi trang chỉ nên có 3-5 từ khóa.
VD: Có thể bạn để các từ khóa [giảm cân], [chương trình giảm cân], [giảm cân cho phụ nữ]hiển thị trên 1 trang, nhưng không nên đưa tất cả những từ khóa: [giảm cân cho phụ nữ], [giảm cân kèm tập luyện], [ăn uống đầy đủ], [bổ sung vitamin] lên 1 trang.
Nội dung trong seo, chiến lược nội dung

Thiết kế site

Khi bạn biết trọng tâm chính của trang, bạn có thể bắt tay vào việc phân chia nó ra nhiều phần kèm theo các phần phụ, và nhờ sự giúp đỡ của những nhà thiết kế và phát triển. Rất nhiều nhà phát triển sẽ không nhận dự án nếu chư biết số lượng trang bạn muốn. Tôi nghĩ cách đánh giá dự án như thế là hoàn toàn sai. Bạn càng hiểu về cấu trúc đó thì các nhà phát triển và thiết kế càng giúp được bạn nhiều hơn.

Viết nội dung và đánh dấu

Bây giờ, bạn đã có những từ khóa tốt theo chủ đề, các nhà phát triển đang phát triển và kiểm chứng, người thiết kế đang mã hóa và sao chép trang. Dùng từ khóa ở phần tiêu đề và nội dung nhưng không nên lạm dụng quá, rồi viết các tag. Nên nhớ rằng, 1 tag mô tả không trực tiếp ảnh hưởng tới thứ hạng của bạn nhưng nếu được viết tốt, chắc chắn nó sẽ góp phần làm tăng tỉ lệ click.

Kiểm tra lại với kỹ thuật SEO

Trước khi đăng bất kỳ thông tin gì, hãy nhờ các kỹ thuật SEO kiểm tra lại 1 lần nữa để site có thể hoạt động hiệu quả nhất

Kết luận

Trên đây là 1 cách xây dựng nội dung cho site khá đơn giản. Bạn có thể sử dụng cách làm này cho bất kỳ nội dung nào bạn đang phát triển. Hãy nhớ, bạn chỉ cần tập trung vào từ khóa, chắc chắn bạn sẽ thành công
Tác giả: Webvn

Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

Tư vấn về thủ tục thành lập công ty kiến trúc


Hỏi
Tôi đã tốt nghiệp khoa kiến trúc trường đại học Quốc tế Hồng Bàng và đang có ý định thành lập công ty tư vấn về kiến trúc. Vậy có cần thêm chứng chỉ gì ko? Xin tư vấn giúp tôi thủ tục để thành lập công ty.
Trả lời
Trước hết, khi thành lập công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, kiến trúc, người đứng đầu doanh nghiệp phải có chứng chỉ liên quan phù hợp với ngành nghề kinh doanh cụ thể. Ví dụ ngành nghề tư vấn kiến trúc, tư vấn giám sát... đều yêu cầu chứng chỉ tương ứng.


Thủ tục thành lập công ty tư vấn kiến trúc
1. Tư vấn quy định của pháp luật đối với loại hình Công ty tư vấn kiến trúc, công ty xây dựng:
- Tư vấn mô hình và Cơ cấu tổ chức;
- Tư vấn phương thức hoạt động và điều hành công ty kiến trúc-xây dựng;
- Tư vấn về mối quan hệ giữa các chức danh quản lý;
- Tư vấn về quyền và nghĩa vụ của các cổ đông/ thành viên;
- Tư vấn về tỷ lệ và phương thức góp vốn;
- Tư vấn về phương án chia lợi nhuận và xử lý nghĩa vụ phát sinh;

2. Hoàn thiện hồ sơ đăng ký kinh doanh:
- Biên bản về việc họp các sáng lập viên trước thành lập;
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh;
- Soạn thảo điều lệ Công ty;
- Soạn thảo danh sách cổ đông;
- Quyết định bổ nhiệm người có chứng chỉ hành nghề tư vấn kiến trúc;
- Hợp đồng lao động giữa công ty với người có chứng chỉ hành nghề tư vấn kiến trúc;
- Giấy ủy quyền;

3. Tư vấn những ngành nghề liên quan đến tư vấn kiến trúc:
- Tư vấn thiết kế công trình dân dụng, công nghiệp;
- Tư vấn kiến trúc nội, ngoại thất công trình dân dụng, công nghiệp;
- Tư vấn thiết kế kết cấu công trình dân dụng, thủy lợi, công nghiệp, thủy điện;
- Tư vấn giám sát công trình;
- Khảo sát địa chất công trình;
- Khảo sát địa hình, đo đạc bản đồ;
- Và các ngành nghề tư vấn - thiết kế khác.

4. Cam kết sau thành lập:
- Soạn thảo hồ sơ pháp lý cho Doanh nghiệp;
- Cung cấp văn bản pháp luật có liên quan theo yêu cầu;
- Hướng dẫn các thủ tục trước khi hoạt động tại trụ sở công ty
Nếu như bạn cần biết thêm về thủ tục thành lập loại hình công ty khác chúng tôi cũng sẽ sẵn sàng tư vấn giúp bạn. Với Dịch vụ thành lập công ty uy tín chất lượng, Tư vấn luật hy vọng sẽ làm hài lòng quý khách hàng.