Blog chia sẻ

Chia sẻ kiến thức, tâm sự tình yêu, cuộc sống

Dịch vụ Seo chuyên nghiệp

Dịch vụ Seo LMT đảm bảo đưa từ khóa lên top google, quảng cáo thương hiệu, tìm kiếm khách hàng tiềm năng

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

Những tình huống về thủ tục sổ đỏ đất đai

Câu hỏi:
Khi bố tôi mất để lại một mảnh đất, đã được cấp sổ đỏ đứng tên bố, mẹ tôi. Nhưng trong mục ghi chú có ghi: “đất nằm trong khu quy hoạch”. Tôi muốn hỏi trường hợp của nhà tôi như vậy có thể tiến hành thủ tục khai nhận di sản không?
Trả lời:
Bố mẹ bạn là chủ sử dụng quyền sử dụng đất và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dung đất  hợp pháp. Nay bố bạn đã mất và bạn muốn tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế phần tài sản của bố bạn. Trong Luật đất đai đã quy định rõ tại Điều 106: “Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất:
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, sang tên sổ đỏ, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.... khi có các điều kiện sau đây: Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Đất không có tranh chấp; Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;  Trong thời hạn sử dụng đất”.
Như vậy bạn vẫn có thể tiến hành các thủ tục để phân chia di sản thừa kế của bố bạn để lại khi có đủ 2 tiêu chí:
1. Nhà bạn có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
2. Đất đó thuộc diện quy hoạch nhưng chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy bạn có thể tiến hành các thủ tục để phân chia di sản thừa kế của bố bạn để lại. 

Lợi ích của việc đăng ký nhãn hiệu

Để đảm bảo lợi ích lâu bền của hoạt động kinh doanh việc đăng ký nhãn hiệu là một trong những điều kiện tiên quyết. Công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn và thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho mọi tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp tại Việt Nam.
Đăng ký nhãn hiệu, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
Đăng ký nhãn hiệu
1. Những yêu cầu cơ bản về nhãn hiệu:
Khái niệm nhãn hiệu hàng hóa được hiểu là một dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp khác. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hay nhiều màu sắc. Do vậy, nhãn hiệu cần bảo đảm các yếu tố sau:
- Nhãn hiệu (logo) phải có đường nét, họa tiết rõ ràng;
- Kích cỡ tối đa của nhãn hiệu là 8 x 8 cm;
- Nhãn hiệu có thể được in mầu hoặc in đen trắng;
- Một nhãn hiệu có thể được kết hợp ba yếu tố chính: Phần hình, phần chữ và câu slogan;
2. Quy trình đăng ký nhãn hiệu hàng hóa:
Đơn đăng ký nhãn hiệu được xử lý tại Cục SHTT theo trình tự sau:
2.1 Thẩm định hình thức:
Là việc đánh giá tính hợp lệ của đơn theo các yêu cầu về hình thức,về đối tượng loại trừ, về quyền nộp đơn… để từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ. Thời gian thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn
2.2 Công bố đơn hợp lệ:
Đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận là hợp lệ được công bố trên Công báo SHCN trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ. Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.
2.3 Thẩm định nội dung:
Đơn đăng ký nhãn hiệu đã được công nhận là hợp lệ được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ. Thời hạn thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu là 9 tháng kể từ ngày công bố đơn.
3. Dịch vụ tư vấn đăng ký nhãn hiệu:
Bước 1: Tư vấn và tra cứu nhãn hiệu
- Tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Việt nam và nước ngoài. Ngay sau khi Quý khách hàng cung cấp mẫu nhãn hiệu quy chuẩn, tiến hành tra cứu khả năng đăng ký bảo hộ của nhãn hiệu đó tại thị trường Việt Nam và quốc tế. Kết quả tra cứu sơ bộ sẽ là cơ sở để tiến hành hoạt động đăng ký tại thị trường Việt Nam và nước ngoài.
- Tư vấn liên quan đến việc lựa chọn và sử dụng nhãn hiệu: Đối với những nhãn hiệu không có khả năng đăng ký hoặc khả năng đăng ký thấp đơn vị tư vấn sẽ tư vấn việc sửa đổi nhãn hiểu để tăng khả năng đăng ký và tư vấn, cảnh báo khách hàng về các nguy cơ pháp lý đối với việc tiếp tục sử dụng những nhãn hiệu có khả năng gây nhầm lẫn với những nhãn hiệu đã được cấp văn bằng độc quyền.
Bước 2: Thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu và quyền liên quan
- Đại diện trong việc thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ trong việc: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, ghi nhận sửa đổi, gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam và ở nước ngoài;
- Thực thi các quyền nhãn hiệu đang được bảo hộ: điều tra, giám sát, thương lượng, hòa giải, khởi kiện ra tòa hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khác xử lý xâm phạm ở Việt Nam và nước ngoài;
- Đàm phán, soạn thảo, thẩm định, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu nhãn hiệu ở Việt Nam và ở nước ngoài;
- Tư vấn chiến lược xây dựng, phát triển thương hiệu;

Vì sao phải đăng ký bản quyền tác giả

Hiện nay việc vi phạm bản quyền tác giả đang là môt trong những vấn đề nhối của xã hội.Vi phạm bản quyền tác giả diễn ra thường xuyên ,rộng khắp.Trên các báo điện tử  hàng ngày ta đọc thấy tình trạng ca sĩ vi phạm ,sử dụng bài hát mà chưa có sự cho phép của nhạc sĩ đã trở nên quá quen thuộc .Bên cạnh đó sự thiếu hiểu biết về quyền sử dụng tác phẩm trong xã hội cũng như đại đa số người đang sử dụng tác phẩm,bài hát…
Sử dụng tác phẩm mà chưa có sự cho phép của tác giả là vi phạm pháp luật và tùy vào mức độ vi phạm mà người sử dụng tác phẩm văn học,khoa học , bài hát… khi chưa có sự cho phép của tác giả có thể bị xử lý từ phạt hành chính cho đến truy tố trách nhiệm hình sự.
Việc đăng ký bản quyền tác giả  sẽ tránh làm phát sinh những tranh chấp không đáng có về thời điểm sáng tạo cũng như về tác giả, chủ sở hữu của tác phẩm.Cũng là  đảm bảo quyền lợi của chính tác giả ,quyền sử dụng cho mượn hay in ấn với tác phẩm của chính mình ,sản phẩm trí tuệ và chất xám.Tác giả cần đăng ký bản quyền tác giả để đảm bảo quyền lợi sở hữu của tác phẩm. Để nộp đơn, tác giả hoặc chủ sở  hữu tác phẩm đăng ký bản quyền cần chuẩn bị các tài liệu như hướng dẫn ở đây.
Đăng ký bản quyền tác giả, bản quyền tác giả
Đăng ký bản quyền tác giả
Hồ sơ đăng ký gồm:
1. Trường hợp người đăng ký là chủ sở hữu đồng thời là tác giả/các đồng tác giả
- 03 bản mẫu tác phẩm cần đăng ký; tác phẩm đã được công bố hay chưa; thời gian công bố;
- 02 Bản sao chứng minh nhân dân của tác giả/các tác giả. 
- Tên đầy đủ, bút danh (nếu có), địa chỉ, số điện thoại, fax của tác giả/các đồng tác giả;
- Giấy uỷ quyền của tác giả/các tác giả (theo mẫu);
- Giấy cam đoan của tác giả độc lập sáng tạo tác phẩm, không vi phạm bản quyền của ai - 1 bản (theo mẫu);
2. Trường hợp người đăng ký là chủ sở hữu không đồng thời là tác giả (tổ chức, công ty)
- 03 bản mẫu tác phẩm gốc;
- 01 Giấy uỷ quyền của tổ chức công ty (theo mẫu);
- 01 Bản sao công chứng chứng minh nhân dân (hoặc Chứng minh thư gốc nộp kèm để đối chiếu khi không có công chứng bản sao) của tác giả/các tác giả tác phẩm có xác nhận sao y bản chính;
- Giấy chuyển nhượng quyền sở hữu tác phẩm của tác giả/các tác giả cho chủ sở hữu tác phẩm (tổ chức, công ty) (1 bản);
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập có công chứng;
- Giấy cam đoan của tác giả/các tác giả độc lập sáng tạo tác phẩm, không vi phạm bản quyền của ai (theo mẫu);
- Các thông tin khác: bút danh của tác giả; địa chỉ; số điện thoại và fax của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm
3. Hoàn thiện hồ sơ đăng ký Bản quyền tác giả:
- Lập tờ khai đăng ký Quyền tác giả.
- Lập Bản chuyển giao quyền tác giả.
- In Giao diện và Code đăng ký
4. Theo dõi hồ sơ Bản quyền tác giả:
- Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả tại Cục Bản Quyền Tác Giả Việt Nam.
- Theo dõi tiến trình công việc cho đến khi cấp giấy chứng nhận Quyền tác giả.
- Đại diện khách hàng nhận giấy chứng nhận tại Cục Bản Quyền Tác Giả Việt Nam.
- Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận Quyền tác giả là 50 năm và có giá trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Nhằm đảm bảo quyền lợi cũng như cung cấp đến khách hàng những dịch vụ an toàn ,chất lượng.Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp và nhận tư vấn miễn phí về các thử tục pháp lý có liên quan đến bản quyền tác giả.
Tác giả: vntuvanluat


Điều kiện thay đổi đăng ký kinh doanh cho công ty tư nhân

Việc thay đổi đăng ký kinh doanh cho công ty tư nhân cũng tương tự như thay đổi đăng ký kinh doanh áp dụng chung cho các loại hình kinh doanh. Tuy nhiên, ở công ty, doanh nghiệp tư nhân thì hồ sơ, và cách thức có phần đơn giản hơn. Sau đây Vntuvanluat, cung cấp một số thủ tục, hồ sơ pháp lý khi doanh nghiệp tư nhân muốn thay đổi đăng ký kinh doanh.
Thay đổi đăng ký kinh doanh
Thay đổi đăng ký kinh doanh cho công ty tư nhân
Điều kiện thay đổiđăng ký kinh doanh cho công ty, doanh nghiệp tư nhân là: Ngành nghề kinh doanh không thuộc ngành lĩnh vực cấm kinh doanh theo quy định của Nghị định 102/2010/NĐ-CP, ngày 01/10/2010 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của luật doanh nghiệp. Ngoài ra, thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh cho công ty cổ phần cũng hoàn toàn tương tự.
Trình tự thực hiện
Bước 1:Tổ chức nộp hồ sơ, lệ phí tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả - Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Thời gian tiếp nhận:
Buổi sáng: Theo giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần
Buổi chiều: Từ 13 đến 15h30.
- Cán bộ Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ, hồ sơ đầy đủ viết giấy biên nhận cho tổ chức.
Bước 2: Phòng Đăng ký kinh doanh thẩm định, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, hoàn thiện Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Bước 3:Tổ chức nhận kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả - Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Thời gian trả kết quả: Trong giờ làm việc hành chính, các ngày thứ 3 và thứ 6 trong tuần.
Cách thức thực hiện
- Trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả - Sở Kế hoạch và đầu tư.
- Gửi qua đường bưu điện.
Hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh cho công ty tư nhân bao gồm:
Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền  đối với ngành, nghề bổ sung mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của Giám đốc (Tổng giám đốc) và cá nhân khác quy định tại khoản 13 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp nếu công ty bổ sung ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản gốc)
Số lượng hồ sơ: 01(Bộ)
hời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện: Cá nhân
Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Kế hoạch và Đầu tư
Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Lệ phí:
- Lệ phí cấp thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân: 200.000 đồng
(Thông tư 176/2012/TT-BTC  ngày 23/10/2012 của Bộ Tài chính)
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. (Thông tư số 01/2013/TT-BKH ngày 21/1/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Tác giả: Vntuvanluat

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2013

Danh mục thực phẩm phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm phải tuân thủ theo quy định của Bộ Y tế. Quý khách có thể trực tiếp đến Bộ Y tế nộp hồ sơ xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc ủy quyền cho chúng tôi, chúng tôi sẽ đại diện hoàn tất các thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho quý khách một cách nhanh chóng với chi phí dịch vụ thấp nhất.
Vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng thực phẩm
Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Căn cứ pháp lý?
- Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PL-UBTVQH ngày 26/7/2003.
- Nghị định 163/2004/NĐ-CP ngày 7/9/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Quyết định số 11/2006/QĐ-BYT ngày 09/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Quy chế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao“.
Danh mục thực phẩm phải xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm:
Theo Quyết định số: 11/2006/QĐ-BYT ngày 09 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Thực phẩm có nguy cơ cao bao gồm 10 nhóm sau:
1. Thịt và các sản phẩm từ thịt;
2. Sữa và các sản phẩm từ sữa;
3. Trứng và các sản phẩm chế biến từ trứng;
4. Thủy sản tươi sống và đã qua chế biến;
5. Các loại kem, nước đá, nước khoáng thiên nhiên;
6. Thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, phụ gia thực phẩm;
7. Thức ăn, đồ uống chế biến để ăn ngay;
8. Thực phẩm đông lạnh;
9. Sữa đậu nành và sản phẩm chế biến từ đậu nành;
10. Các loại rau, củ, quả tươi sống ăn ngay.
Trước khi được cấp giấy chứng nhận VSATTP, chủ cơ sở, người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải được khám sức khỏe, được tập huấn kiến thức về VSATTP, được cơ quan y tế thẩm định điều kiện VSATTP.
Hồ sơ xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm?
1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận (theo mẫu).
2. Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Doanh nghiệp.
3. Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, bao gồm:
- Bản vẽ sơ đồ mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh và các khu vực xung quanh.
- Bản mô tả quy trình chế biến (quy trình công nghệ) cho nhóm sản phẩm hoặc mỗi sản phẩm đặc thù.
4. Bản cam kết bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ sở sản xuất, kinh doanh (theo mẫu).
5. Bản sao công chứng “Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khoẻ” của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
6. Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức VSATTP của chủ cơ sở và của người trực tiếp kinh doanh, sản xuất thực phẩm.
Lưu ý: Đối với cơ sở đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm theo HACCP (phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn), trong hồ sơ phải có bản sao công chứng Giấy chứng nhận HACCP.

Tác giả: vntuvanluat

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

Thắc mắc về phân chia di sản thừa kế

Câu hỏi: 
Bố mẹ tôi có 7 người con (2 con trai và 5 con gái). Các cụ qua đời đột ngột nên không để lại di chúc. Tôi muốn biết các chị em gái đi lấy chồng có được chia di sản thừa kế hay không?
Chia di sản thừa kế, di sản thừa kế,
phân chia di sản thừa kế
Trả lời:
Theo nguyên tắc chung, nếu người mất có di chúc thì tài sản sẽ được chia theo di chúc; nếu không có hoặc di chúc không hợp pháp, tài sản của người mất sẽ được chia theo pháp luật.
Điều 676 Bộ luật Dân sự quy định cụ thể các hàng thừa kế bao gồm:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Căn cứ quy định trên, các con không phân biệt trai gái, đã lập gia đình hay chưa đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Như vậy, tất cả 7 người con của bố mẹ bạn đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất và các chị em gái của bạn dù đã đi lấy chồng nhưng vẫn sẽ được hưởng một phần trong khối di sản này.
Theo quy định, người thừa kế phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.
Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức thì phải là cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế (Điều 635 Bộ luật dân sự). Do đó, em trai bạn mất vào năm 2007, tức là sau thời điểm cả bố và mẹ bạn qua đời nên vẫn được hưởng di sản thừa kế của bố mẹ.
Phần di sản em trai bạn được hưởng sẽ được chia lại cho các hàng thừa kế thứ nhất của em trai bạn, trong đó có cả các con. Như vậy, con em trai bạn vẫn được hưởng một phần trong khối di sản thừa kế mà bố mẹ bạn để lại.

Để phân chia di sản thừa kế, những người thừa kế sẽ ra văn phòng công chứng nơi có bất động sản làm thủ tục phân chia di sản, sau đó ra văn phòng đăng ký đất và nhà để tiến hành các thủ tục sang tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Mã vạch dùng làm gì? Lợi ích mang lại khi đăng ký mã vạch

Mã số mã vạch (MSMV) là một trong các công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động  được gắn trên các đối tượng là sản phẩm, hàng hóa, tổ chức hoặc địa điểm… dựa trên việc ấn định một mã số (ký hiệu tổ hợp các khoảng trắng và vạch thẳng để biểu diễn các mẫu tự, ký hiệu và các con số) cho đối tượng cần phân định để thiết bị (máy quét- máy đọc mã vạch) có thể đọc được. Vì vậy đăng ký mã số mã vạch là một việc cần thiết đối với mỗi sản phẩm.
Dịch vụ đăng ký mã vạch, đăng ký mã vạch
Đăng ký mã vạch 
Mã số mã vạch là một giải pháp nhằm tạo thuận lợi và nâng cao năng suất, hiệu quả trong bán hàng và quản lý hàng hóa với một loại mã hiệu đặc biệt.
Mã vạch dùng làm gì  và lợi ích mang lại ?
- Mã vạch được gắn lên hàng hoá  giúp việc kiểm kê, phân loại hàng hoá tốt hơn, tránh gian lận ,phân biệt hàng thật hàng giả…
- Lợi ích mang lại khi sử dụng mã vạch
•  Tăng năng suất: nhanh chóng tính tiền, làm hóa đơn phục vụ khách hàng;
•  Tiết kiệm: sử dụng ít nhân lực và tốn ít thời gian trong khâu kiểm kê, tính toán;
-  Chính xác: nhờ mã vạch, người ta phân biệt chính xác các loạl hàng hóa mà có khi bằng mắt thường ta thấy chúng rất giống nhau, tránh nhầm lẫn khi tính giá, phục vụ khách hàng tốt hơn.
Tại sao cần đăng ký mã vạch ?
Việc đăng ký mã số mã vạch là quy định của các quốc gia, mang tính toàn cầu.
Để tạo thuận lợi và nâng cao năng suất, hiệu quả trong bán hàng và quản lý kho người ta thường in trên hàng hoá một loại mã hiệu đặc biệt gọi là mã số mã vạch của hàng hoá. Mã số mã vạch của hàng hoá bao gồm hai phần: mã số của hàng hoá và mã vạch là phần thể hiện mã số bằng vạch để cho máy đọc.
Thường người ta dùng mã vạch kiểu EẢN gồm 13 con số.
Mã quốc gia: hai hoặc ba con số đầu
Mã doanh nghiệp: có thể gồm từ bốn, năm hoặc sáu con số
Mã mặt hàng: có thể là năm, bốn, hoặc ba con số tùy thuộc vào mã doanh nghiệp

Số cuối cùng là số kiểm tra.
Tác giả: vntuvanluat

Các thủ tục liên quan tới dịch vụ giấy phép quảng cáo

Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư và Giải pháp Doanh nghiệp Việt Nam chuyên tư vấn thủ tục xin cấp Giấy phép quảng cáo, cung cấp hồ sơ xin cấp Giấy phép quảng cáo, đại diện khách hàng nộp hồ sơ cho cơ quan nhà nước, vì thế khách hàng sẽ không phải mất thời gian làm thủ tục hành chính, chúng tôi  sẽ tiết kiệm chi phí và thời gian cho khách hàng. Hãy liên hệ với Tư vấn luật để được cung cấp dịch vụ giấy phép quảng cáo tốt nhất.
Một trong những hình thức dịch vụ nổi bật của dịch vụ giấy phép quảng cáo là dịch vụ xin giấy phép quảng cáo truyền hình bao gồm các loại hình quảng cáo sau: Thủ tục quảng cáo thuốc trên truyền hình, Thủ tục quảng cáo thực phẩm trên truyền hình, Thủ tục quảng cáo mỹ phẩm  quảng cáo trang thiết bị y tế , quảng cáo thuốc  lá, quảng cáo dược phẩm và thực phẩm chức năng trên truyền hình.
Dịch vụ cấp giấy phép quảng cáo, thủ tục cấp giấy phép quảng cáo, tư vấn xin giấy phép quảng cáo
Dịch vụ giấy phép quảng cáo

1. Hồ sơ xin quảng cáo thực phẩm gồm:
- Bản sao giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo (cho các sản phẩm) trước đây
- Giấy công bố vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm (02 bản sao)
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn TP của nhà máy (02 bản sao)
- Giấy Đăng ký kinh doanh (02 bản sao)
- Kịch bản của thước phim quảng cáo (02 bản sao) (đóng dấu treo công ty)
- 02 Đĩa CD (chèn tên, địa chỉ công ty xin giấy phép quảng cáo)
Thời gian thực hiện: 10 ngày làm việc.
2. Hồ sơ xin quảng cáo dược phẩm (thuốc) gồm:
- Giấy Đăng ký kinh doanh bản sao công chứng;
- Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam;
- Kịch bản của thước phim quảng cáo (02 bản sao) (đóng dấu treo công ty)
- 02 Đĩa CD (chèn tên, địa chỉ công ty xin giấy phép quảng cáo)
Thời gian thực hiện: 10 ngày làm việc.
3. Hồ sơ quảng cáo trang thiết bị y tế:
- Giấy Đăng ký kinh doanh bản sao công chứng;
- Chứng nhận quản lý ISO nhà máy; hoặc bản công bố Phù hợp tiêu chuẩn EC
- Giấy phép lưu hành sản phẩm tại nước sở tại (Certyficate Of  Free Sales)
- Catalog sản phẩm (bản gốc và bản sao dịch tiếng Việt đóng dấu công ty)
- Đĩa CD quảng cáo;
- Giấy ủy quyền phân phối hàng hóa hoạc giấy chứng nhận độc quyền;
Thời gian thực hiện: 10 ngày làm việc.
4. Hồ sơ quảng cáo mỹ phẩm:
- Giấy Đăng ký kinh doanh bản sao công chứng;
- Giấy chứng nhận đăng ký lưu mỹ phẩm tại Việt Nam;
- Kịch bản của thước phim quảng cáo (02 bản sao) (đóng dấu treo công ty)
- 02 Đĩa CD (chèn tên, địa chỉ công ty xin giấy phép quảng cáo)
Thời gian thực hiện: 10 ngày làm việc.

Tác giả: vntuvanluat

Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh uy tín nhất Hà Nội

Nội với các nội dung thay đổi theo nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp.
1.Tư vấn nội dung thay đổi đăng ký kinh doanh tại Hà Nội.
Với gói dịch vụ của chúng tôi, bạn được sử dụng các nội dung thay đổi đăng ký kinh doanh như sau:
- Thay đổi người đại diện theo pháp luật công ty;
- Thay đổi trụ sở công ty (trừ thay đổi trụ sở công ty khác quận hoặc sang tỉnh khác);
- Bổ sung ngành nghề kinh doanh;
- Thay đổi chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty;
- Tăng vốn điều lệ;
Thay đổi đăng ký kinh doanh
Thay đổi đăng ký kinh doanh
2 Thời gian: 7 ngày làm việc (trừ thứ 7, chủ nhật và ngày lễ) kể từ khi hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh tại Hà Nội có đầy đủ chữ ký và con dấu của doanh nghiệp.
3.Kết quả:
Sau khi tiến hành xong thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp nhận được một số giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận ĐKKD có nội dung sửa đổi, bổ sung;
- Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu (trường hợp phải thay đổi cả con dấu);
- Dấu pháp nhân (trường hợp phải thay đổi con dấu: thay đổi tên công ty và thay đổi trụ sở khác quận, khác tỉnh).
4.Quy trình làm việc:
Sau khi ký hợp đồng thay đổi đăng ký kinh doanh với doanh nghiệp, VNS tiến hành:
- Lấy tài liệu, thông tin để hoàn thiện hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh;
- Lấy chữ ký và con dấu của doanh nghiệp;
- Nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội;
- Lấy kết quả là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới, bàn giao lại cho khách hàng và tiến hành thủ tục thanh lý hợp đồng.
Tác giả: vntuvanluat

Tư vấn thủ tục thành lập công ty

Câu hỏi:
Tôi cùng mấy người bạn đang muốn mở công ty TNHH kinh doanh mặt hàng may mặc nhưng tôi chưa biết phải làm hồ sơ như thế nào? Mong luật sư tư vấn giúp tôi về thủ tục để thành lập công ty TNHH, xin cảm ơn.
Thành lâp công ty, trình tự thành lập công ty, hồ sơ thành lập công ty
Thành lập công ty
Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2005 thì tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam trừ những trường hợp không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp được nêu tại khoản 2, Điều 13 Luật Doanh nghiệp.
Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, doanh nghiệp phải gửi hồ sơ đăng ký lên phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hồ sơ đăng ký gồm:
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
2. Dự thảo Điều lệ công ty. Dự thảo điều lệ công ty phải có đầy đủ chữ ký của người đại diện theo pháp luật, của các thành viên hoặc người đại diện theo ủy quyền. Các thành viên phải cùng nhau chịu trách nhiệm về sự phù hợp pháp luật của điều lệ công ty;
3. Danh sách thành viên công ty lập theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định. Kèm theo danh sách thành viên phải có:
a) Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân đối với trường hợp thành viên sáng lập là cá nhân;
b) Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng đối với trường hợp thành viên sáng lập là pháp nhân.
Nếu công ty mà bạn dự định thành lập có kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định thì phải có thêm Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
Nếu công ty của bạn định kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề thì phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ từ doanh nghiệp, phòng đăng ký kinh doanh xem xét và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa

Theo quy đinh tại Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007(“TT 01/2007/TT-BKHCN”) để đăng ký nhãn hiệu thì cần làm một bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (2 bản): theo mẫu 04-NH quy định tại Phụ lục A TT 01/2007/TT-BKHCN;  09 mẫu nhãn hiệu giống nhau: Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm in trên tờ khai;  Giấy đăng ký kinh doanh(bản sao), hợp đồng hoặc tài liệu khác xác nhận hoạt động sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ của người nộp đơn nếu Cục sở hữu trí tuệ có nghi ngờ về tính xác thực của các thông tin nêu trong đơn; Chứng từ nộp phí, lệ phí
Đăng ký nhãn hiệu, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
Đăng ký nhãn hiệu
Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên và có thể nộp trực tiếp tại Cục sở hữu trí tuệ.  Hồ sơ của công ty bạn sẽ được thẩm định theo quy trình sau:
a) Thẩm định hình thức:
Đơn yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá phải được xét nghiệm hình thức nhằm xác định xem đơn có đáp ứng các yêu cầu của đơn hợp lệ hay không .Thẩm định về mặt hình thức là việc đánh giá tính hợp lệ của đơn theo các yêu cầu về hình thức,về đối tượng loại trừ, về quyền nộp đơn… để từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ. Thời gian thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Nếu đơn đáp ứng các yêu cầu của đơn hợp lệ, thì Cục Sở hữu trí tuệ xác nhận ngày nộp đơn hợp lệ, số đơn hợp lệ, ngày ưu tiên của đơn và thông báo cho người nộp đơn quyết định chấp nhận đơn.
b) Công bố đơn hợp lệ:
Đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận là hợp lệ được công bố trên Công báo SHCN trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ. Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.
c) Thẩm định nội dung:
Đơn đăng ký nhãn hiệu đã được công nhận là hợp lệ được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ. Thời hạn thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu là 9 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Sau thời gian quy định trên nếu đơn của công ty bạn hợp lệ thì Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành các thủ tục cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa cho công ty bạn.
Tác giả: vntuvanluat

Nên tạm ngừng hoạt động công ty hay giải thể công ty?

Câu hỏi:
Doanh nghiệp của tôi thành lập được hơn 3 năm, theo tình hình chung nên năm nay kết quả hoạt động không được tốt. Vậy tôi nên tạm dừnghoạt động công ty tối thiểu và tối đa mấy năm, hay làm thủ tục giải thể công ty? Cách nào để thủ tục hành chính đơn giản, nhanh chóng hơn cả?

Giải thể doanh nghiệp, giải thể công ty
Giải thể công ty
Trả lời:
Doanh nghiệp của bạn năm nay hoạt động không hiệu quả, tuy nhiên vẫn còn nhiều kế hoạch, dự định kinh doanh thì bạn có thể làm thủ tục tạm dừng hoạt động để chờ đón cơ hội mới tốt hơn cho doanh nghiệp. Điều 57 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp quy định về thủ tục hồ sơ tạm ngừng hoạt động công ty như sau:
a) Thông báo tạm ngừng kinh doanh do đại diện pháp luật doanh nghiệp ký; 
b) Quyết định về việc tạm ngừng kinh doanh; 
c) Biên bản họp về việc tạm ngừng kinh doanh.
Việc tạm ngừng kinh doanh phải được thông báo bằng văn bản tới cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế chậm nhất mười lăm ngày trước ngày tạm ngừng kinh doanh. Thời hạn tối đa được pháp luật quy định đối với trường hợp tạm ngừng kinh doanh là hai năm. Mỗi lần tạm ngừng kinh doanh ghi trong thông báo không được quá một năm. Sau khi hết thời hạn tạm ngừng kinh doanh đã thông báo, nếu công ty tiếp tục tạm ngừng kinh doanh, thì phải thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh.
Trong trường hợp bạn muốn chấm dứt hoạt động của công ty thì có thể tiến hành thủ tục giải thể công ty. Theo quy định  tại khoản 3 Điều 40 Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 1/10/2010 hồ sơ giải thể công ty bao gồm: 
a) Quyết định giải thể hoặc quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố giải thể doanh nghiệp; 
b) Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội; 
c) Danh sách người lao động hiện có và quyền lợi người lao động đã được giải quyết; 
d) Giấy xác nhận của cơ quan thuế về việc đã hoàn thành các nghĩa vụ về thuế; 
đ) Giấy xác nhận của cơ quan công an về việc hủy con dấu; 
e) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư. 
g) Ba số báo liên tiếp về việc giải thể doanh nghiệp (đăng trên báo điện tử hoặc báo viết) gồm các nội dung: Tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngày cấp, nơi cấp đăng ký kinh doanh...);

Thời gian giải quyết hai thủ tục này đều là 07 ngày làm việc. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, hồ sơ giấy tờ thì thủ tục tạm ngừng kinh doanh đơn giản hơn thủ tục giải thể doanh nghiệp.
Tác giả: vntuvanluat

Trình tự các bước thay đổi trụ sở cổng ty

1. Khi thay đổi trụ sở công ty đến nơi khác trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày quyết định chuyển địa chỉ trụ sở chính. Nội dung thông báo gồm:
Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp;
Địa chỉ trụ sở chính dự định chuyển đến;
Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Kèm theo thông báo phải có quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân về việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính. Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty.
Khi nhận thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận và đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới, doanh nghiệp phải nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cũ.
Thay đổi địa chỉ công ty, thay đổi trụ sở công ty
Thay đổi địa chỉ trụ sở công ty
2. Khi chuyển địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp sang tỉnh, thành phố khác thì trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày quyết định chuyển địa chỉ trụ sở, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi dự định đặt trụ sở mới. Nội dung thông báo gồm:
Tên, địa chỉ trụ sở chính, số, ngày và nơi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp;
Địa chỉ trụ sở chính dự định chuyển đến;
Họ, tên, số Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, địa chỉ thường trú và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Kèm theo thông báo gửi đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở mới, phải có bản sao Điều lệ đã sửa đổi của công ty và danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, danh sách người đại diện theo uỷ quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo quy định tại khoản 3 Điều 67 của Luật Doanh nghiệp, danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần, danh sách thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân.
Khi nhận thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở mới trao giấy biên nhận, đăng ký việc chuyển đổi địa chỉ trụ sở chính và cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và nếu tên doanh nghiệp không trái với quy định về đặt tên doanh nghiệp.
Khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới, doanh nghiệp phải nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cũ cho Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở mới.
Trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở mới phải gửi bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi trước đây doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh.

3. Việc thay đổi địa chỉ công ty không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của công ty.
Tác giả: vntuvanluat

Dịch vụ tư vấn đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền

Trong quá trình hội nhập hiện nay, vấn đề” thương hiệu độc quyền”là một vấn đề đã, đang thu hút được sự quan tâm lớn của các doanh nghiệp để khẳng định bản sắc của mỗi doanh nghiệp trên thị trường vì vậy bạn cần phải đăng ký bảo hộ thương hiệu.
Đăng ký bảo hộ thương hiệu, tư vấn đăng ký bảo hộ thương hiệu
Đăng ký bảo hộ thương hiệu
Nhãn hiệu đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu. Với phương châm “luôn sát cánh cùng doanh nghiệp trong kỷ nguyên hội nhập”, “Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư và Giải pháp Doanh nghiệp Việt Nam cam kết mang đến cho Qúy khách hàng dịch vụ tư vấn đăng ký bảo hộ thương hiệu chuyên nghiệp, uy tín và chất lượng.
Trong đó “Nhãn hiệu hàng hóa” là tài sản vô hình thuộc quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp. Bên cạnh đó để chứng minh sự sở hữu của chủ sỡ hữu đối với tác phẩm của mình thì “bản quyền tác giả “cũng là vấn đề quan trọng giúp bạn bảo vệ tác phẩm của mình là duy nhất. Mỗi một tác phẩm mới được ra đời thì đó là cả một sự sáng tạo lớn với bao nhiêu tâm huyết bạn dồn vào đó hay nói cách khác nó chính là đứa con tinh thần của bạn. Vì vậy bạn phải bảo vệ nó là độc nhất, là tác phẩm của riêng bạn mà thôi. Và chính vì vậy dịch vụ đăng ký nhãn hiệu và đăng ký bản quyền tác giả, đăng ký bản quyền tác phẩm là những dịch vụ vô cùng quan trọng với một công ty đang hoạt động và giúp bảo vệ sản phầm cho công ty của bạn.
Ngoài ra dịch vụ logo, đăng ký logo, đăng ký bản quyền logo là một dịch vụ cốt lõi nằm trong dịch vụ tư vấn sở hữu trí tuệ của công ty chúng tôi. Hay nói đơn giản hơn

Bạn hãy gọi ngay cho chúng tôi, chúng tôi sẽ giúp bạn bảo vệ đứa con tinh thần của mình mà không ai có thể sao chép nó. Dịch vụ đăng ký “ độc quyền thương hiệu” tại “Hãng Luật Minh Mẫn”.
Tác giả: vntuvanluat

Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Để cạnh tranh, đứng vững trên thị trường, các nhà phát triển sản phẩm đã đầu tư rất nhiều thời gian và tiền của nhằm cải thiện kiểu dáng các sản phẩm, có tính mới đối với thế giới và dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp. Do đó chúng tôi đã triển khai dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp nhằm tư vấn cho các doanh nghiệp đăng ký kiểu dáng công nghiệp.
Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp
- Tờ khai yêu cầu cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp (Tờ khai) được làm theo Mẫu
- Bộ ảnh chụp hoặc bộ ảnh vẽ kiểu dáng công nghiệp thể hiện được đầy đủ các góc nhìn của đối tượng cần đăng ký bảo hộ
- Bản mô tả đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo mẫu quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ
- Thông tin của người nộp đơn (chủ sở hữu)
- Chứng từ nộp phí, lệ phí
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp, dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam

- Tư vấn sơ bộ và giải đáp thắc mắc trước khi tiến hành đăng ký kiểu dáng

- Tra cứu khả năng đăng ký kiểu dáng
- Soạn thảo hồ sơ, tài liệu để hoàn thiện bộ hồ sơ đăng ký kiểu dáng
- Nộp đơn, theo dõi đơn cho tới khi có kết quả cuối cùng
- Bàn giao Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp cho chủ đơn

Bạn muốn biết chi tiết  các thủ tục vui lòng liên hệ dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư và Giải pháp Doanh nghiệp Việt Nam.