Thứ Tư, 10 tháng 1, 2018

2 nguyên nhân gây bệnh chàm môi không thể bỏ qua

nguyên nhân gây bệnh chàm môi

Hiện nay, tỉ lệ người mắc bệnh chàm môi đang tăng đột biến. Bệnh không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng sức khỏe của người bệnh, mà còn gây mất thẩm mỹ khiến cho người bệnh có tâm lý e ngại khó khăn trong giao tiếp. Sau đây là nguyên nhân gây bệnh chàm môi và cách phòng tránh bệnh.


Bệnh chàm môi là gì?


Chàm môi là một loại thuộc bệnh da liễu có tính dị ứng gây ảnh hưởng rất nhiều đến tính thẩm mĩ. Xét trên thực tế, môi là vùng chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ các yếu tố bên trong và bên ngoài môi trường. Tế bào cấu thành da môi rất khác những phần khác trên cơ thể, nó chỉ là một lớp niêm mạc chứ không phải da nên khá mỏng manh nhưng lại không được bảo vệ kĩ càng. Hằng ngày phải chịu nhiều tác động như thời tiết, khí hậu, môi trường và cả các loại mĩ phẩm (đối với phái đẹp) nên rất dễ bị tổn thương. Chính vì lẽ này mà khả năng làn môi dị ứng dẫn đến bệnh chàm cũng là điều không thể tránh khỏi.

Nguyên nhân gây bệnh chàm môi

Nguyên nhân nội giới thường do các yếu tố sau:

– Rối loạn thần kinh

– Rối loạn tiêu hóa: Táo bón, viêm đại tràng

– Rối loạn nội tiết: Dậy thì, có thai, tiền mãn kinh

– Rối loạn trao đổi chất

– Thể trạng dị ứng hoặc một số tác nhân gây kích thích.

Nguyên nhân ngoại giới thường do các yếu tố sau:

– Vật lý: Nóng, lạnh, ánh sáng mặt trời…

– Thực vật từ một số lá cây có thể gây dị ứng

– Sinh vật học: Sâu bọ, côn trùng, vi trùng…

– Hóa học: Các chất tẩy rửa trong gia đình, trong công nghiệp, nhà máy xi măng, sơn dầu, gội đầu, mỹ phẩm…

– Hở viết thương do cọ xát, gãi…

Bệnh chàm môi có lây không?

Theo các chuyên gia, mặc dù chàm môi gây ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ trên khuôn mặt của người bệnh. Tuy nhiên, đây là một căn bệnh hoàn toàn không lây từ người này qua người khác mà chỉ mở rộng vị trí bị chàm trên cùng một người nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Vì vậy, người bệnh không cần quá lo lắng về điều này và cần chú ý có các biện pháp điều trị dứt điểm ngay từ sớm.

Một số biện pháp phòng tránh bệnh chàm môi

Do liên quan trực tiếp đến làn da mỏng manh của đôi môi nên bệnh chàm môi tương đối khó chữa. Chỉ có thể điều trị bằng cách kết hợp sử dụng thuốc bôi ngoài cùng phong cách sống lành mạnh.

Để tránh không mắc bệnh, bạn cần giữ cho đôi môi luôn sạch và hạn chế sử dụng các sản phẩm có chứa các chất gây dị ứng lên môi.

nguyên nhân gây bệnh chàm môi 1


Bên cạnh đó, nên thường xuyên sử dụng các dòng sản phẩm chăm sóc và dưỡng ẩm cho môi với chiết xuất từ thiên nhiên.

Các loại thực phẩm cay nóng hay dễ gây dị ứng cũng không nên sử dụng. Và cuối cùng tuyệt đối không được liếm môi để tránh cho vi khuẩn trong khoang miệng bám vào da môi và gây bệnh.

Bệnh chàm môi là một trong các dạng của bệnh chàm. Ngoài ra trong các dạng bệnh chàm thì bệnh chàm mụn nước cũng khá phổ biến. Các bạn có thể tham khảo thêm cách trị bệnh chàm nước. Bệnh chàm môi tuy là khá khó khăn trong việc chữa khỏi hẳn tận gốc. Nhưng nếu được phát hiện sớm và được điều trị kịp thời thì bệnh tình sẽ thuyên giảm.

0 nhận xét: