Thứ Tư, 10 tháng 7, 2013

Danh mục thực phẩm phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm phải tuân thủ theo quy định của Bộ Y tế. Quý khách có thể trực tiếp đến Bộ Y tế nộp hồ sơ xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc ủy quyền cho chúng tôi, chúng tôi sẽ đại diện hoàn tất các thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho quý khách một cách nhanh chóng với chi phí dịch vụ thấp nhất.
Vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng thực phẩm
Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Căn cứ pháp lý?
- Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PL-UBTVQH ngày 26/7/2003.
- Nghị định 163/2004/NĐ-CP ngày 7/9/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Quyết định số 11/2006/QĐ-BYT ngày 09/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Quy chế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao“.
Danh mục thực phẩm phải xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm:
Theo Quyết định số: 11/2006/QĐ-BYT ngày 09 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Thực phẩm có nguy cơ cao bao gồm 10 nhóm sau:
1. Thịt và các sản phẩm từ thịt;
2. Sữa và các sản phẩm từ sữa;
3. Trứng và các sản phẩm chế biến từ trứng;
4. Thủy sản tươi sống và đã qua chế biến;
5. Các loại kem, nước đá, nước khoáng thiên nhiên;
6. Thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, phụ gia thực phẩm;
7. Thức ăn, đồ uống chế biến để ăn ngay;
8. Thực phẩm đông lạnh;
9. Sữa đậu nành và sản phẩm chế biến từ đậu nành;
10. Các loại rau, củ, quả tươi sống ăn ngay.
Trước khi được cấp giấy chứng nhận VSATTP, chủ cơ sở, người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải được khám sức khỏe, được tập huấn kiến thức về VSATTP, được cơ quan y tế thẩm định điều kiện VSATTP.
Hồ sơ xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm?
1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận (theo mẫu).
2. Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Doanh nghiệp.
3. Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, bao gồm:
- Bản vẽ sơ đồ mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh và các khu vực xung quanh.
- Bản mô tả quy trình chế biến (quy trình công nghệ) cho nhóm sản phẩm hoặc mỗi sản phẩm đặc thù.
4. Bản cam kết bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ sở sản xuất, kinh doanh (theo mẫu).
5. Bản sao công chứng “Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khoẻ” của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
6. Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức VSATTP của chủ cơ sở và của người trực tiếp kinh doanh, sản xuất thực phẩm.
Lưu ý: Đối với cơ sở đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm theo HACCP (phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn), trong hồ sơ phải có bản sao công chứng Giấy chứng nhận HACCP.

Tác giả: vntuvanluat

0 nhận xét: