Blog chia sẻ

Chia sẻ kiến thức, tâm sự tình yêu, cuộc sống

Dịch vụ Seo chuyên nghiệp

Dịch vụ Seo LMT đảm bảo đưa từ khóa lên top google, quảng cáo thương hiệu, tìm kiếm khách hàng tiềm năng

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Các bước tiến hành giải thể công ty nhanh gọn

Tình hình kinh tế hiện nay đã khiến nhiều công ty phải giải thể. Tuy nhiên thủ tục giải thể cũng không phải đơn giản, để tiết kiệm thời gian và chi phí hãy thực hiện theo các bước giải thể công ty, giải thể doanh nghiệp dưới đây của chúng tôi.
Các bước giải thể công ty

Bước 1: Doanh nghiệp thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp. 

Quyết định này phải có nội dung:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
b) Lý do giải thể;
c) Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá 6 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể;
d) Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;
e) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
- Hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên) hoặc chủ sở hữu công ty (đối với công ty TNHH 1 thành viên) trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng. Sau khi tiến hành thanh lý tài sản phải lập biên bản về việc thanh lý tài sản của doanh nghiệp.
- Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể phải được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, tất cả các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan, người lao động trong doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp (nếu có). Đồng thời quyết định giải thể doanh nghiệp phải được đăng ít nhất trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp.
Quyết định giải thể phải được gửi cho các chủ nợ kèm theo thông báo về phương án giải quyết nợ. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.

Bước 2: Doanh nghiệp gửi công văn tới cơ quan thuế đề nghị được quyết toán thuế và đóng mã số thuế.

Bước 3: Gửi hồ sơ giải thể công ty

Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của công ty, người đại diện theo pháp luật của công ty phải gửi hồ sơ giải thể công ty đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Hồ sơ gồm có:
- Quyết định giải thể doanh nghiệp;
- Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;
- Danh sách người lao động hiện có và quyền lợi người lao động đã được giải quyết;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Văn bản của cơ quan thuế xác nhận đã quyết toán thuế xong, doanh nghiệp không còn nợ thuế và đã đóng mã số thuế của doanh nghiệp;
- Ba số báo liên tiếp hoặc chứng từ chứng minh doanh nghiệp đã thực hiện việc đăng báo;
- Biên bản về việc thanh lý tài sản của doanh nghiệp;
- Văn bản của ngân hành nơi doanh nghiệp mở tài khoản xác nhận doanh nghiệp không còn nợ ngân hàng và đã đóng tài khoản của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp chưa mở tài khoản tại ngân hàng thì phải lập bản cam kết về việc doanh nghiệp chưa mở tài khoản.

Bước 4: Tiến hành thủ tục trả dấu

Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh ra thông báo yêu cầu doanh nghiệp tiến hành thủ tục trả dấu cho cơ quan công an. Sau khi đã trả dấu, doanh nghiệp nộp văn bản của cơ quan công an xác nhận việc doanh nghiệp đã hoàn thành việc trả dấu cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Kèm theo văn bản này, công ty cần phải nộp bản báo cáo tóm tắt về việc thực hiện thủ tục giải thể công ty, trong đó có cam kết đã thanh toán hết các khoản nợ.
Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh ra thông báo xóa tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh.
Chú ý:
- Việc trả dấu cho cơ quan công an chỉ nên thực hiện sau khi cơ quan đăng ký kinh doanh có thông báo yêu cầu doanh nghiệp trả dấu. Nếu việc này thực hiện trước khi có thông báo thì rất có thể các văn bản, biểu mẫu của doanh nghiệp sẽ không được đóng dấu đầy đủ dẫn đến gặp khó khăn trong các thủ tục hành chính tiếp theo.
- Nhìn chung, thủ tục giải thể công ty, doanh nghiệp tương đối phức tạp, đòi hỏi kết quả của nhiều thủ tục hành chính của các cơ quan khác nhau. Do vậy, doanh nghiệp cần liên hệ với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để có những hướng dẫn cụ thể.
Nguồn: ST


Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Quyết định về việc làm sổ đỏ nhà chung cư cho các hộ dân

Hiện nay khá nhiêu hộ chung cư chưa có bìa đỏ, Bộ tài nguyên và môi trường đã ra quyết định đề nghị các địa phương thực hiện làm sổ đỏ nhà chung cư cho các hộ dân, giải quyết nhanh gọn các vấn đề còn tồn đọng.
Làm  sổ đỏ nhà chung cư


Chủ đầu tư vi phạm, người mua lãnh đủ

Hiện hàng chục ngàn hộ dân ở chung cư trên cả nước, đặc biệt là Hà Nội và TPHCM, đang bị “nợ” sổ đỏ mà nguyên nhân chủ yếu do sai phạm của chủ đầu tư. Kiểm tra của Bộ TN-MT và Bộ Xây dựng tại 19 dự án ở Hà Nội và TPHCM cho thấy tiến độ cấp sổ đỏ nhà chung cư quá chậm, với 81% số người mua nhà đang bị nợ sổ đỏ. Nguyên nhân chủ yếu do chủ đầu tư không chấp hành Luật Đất đai và các quy định của pháp luật về nhà ở, xây dựng.
Cụ thể, chung cư 101 Láng Hạ (quận Đống Đa - Hà Nội) được bàn giao cho người sử dụng từ năm 2007 nhưng tới nay, hơn 180 hộ dân ở dự án này vẫn chưa được làm sổ đỏ nhà chung cư bởi chủ đầu tư chưa thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất và chưa nộp tiền sử dụng đất. Cùng cảnh dài cổ chờ sổ đỏ là hơn 100 hộ dân ở chung cư ngõ 376 đường Bưởi (quận Ba Đình - Hà Nội) do chủ đầu tư dự án vi phạm quy hoạch và giấy phép xây dựng.
Tại khu chung cư Phú Mỹ Thuận (xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè - TPHCM), chủ đầu tư đã bán hết 578 căn hộ nhưng người sử dụng vẫn chưa được cấp sổ đỏ vì chủ đầu tư mới nộp tiền sử dụng đất cho phần diện tích đất xây dựng của 4 tòa nhà (gần 3.900 m2) mà chưa nộp tiền sử dụng đất cho phần diện tích khuôn viên của từng nhà chung cư (khoảng 10.000 m2)…
Ông Nguyễn Mạnh Hiển, Thứ trưởng Bộ TN-MT, đề nghị 2 TP Hà Nội và TPHCM phải đình chỉ, không cấp phép đầu tư, không giao đất, cho thuê đất mới đối với chủ đầu tư vi phạm pháp luật về đất đai, xây dựng... cho đến khi xử lý, khắc phục xong sai phạm.

Giải quyết nhanh cho người dân

Theo Cục Đăng ký và Thống kê (Tổng cục Quản lý Đất đai, Bộ TN-MT), thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ TN-MT đã đề nghị các địa phương cấp ngay sổ đỏ cho những hộ dân đã hoàn thành các thủ tục mua nhà mà không chờ giải quyết xong tồn tại, vướng mắc và vi phạm pháp luật của chủ đầu tư.
Cục trưởng Cục Đăng ký và Thống kê Trần Hùng Phi cho biết theo hướng dẫn mới của Bộ TN-MT gửi Hà Nội và TPHCM, sẽ có 6 trường hợp được cấp sổ đỏ ngay như: đã giải phóng mặt bằng, giao đất cho chủ đầu tư, chủ đầu tư hoàn thành nghĩa vụ tài chính, xây dựng và bàn giao nhà cho người mua theo đúng thiết kế… nhưng hiện còn một số trường hợp khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Về trường hợp một phần diện tích của dự án mà chủ đầu tư đã hoàn thành các nghĩa vụ tài chính, xây dựng, bàn giao nhà đúng thiết kế quy hoạch thì người mua nhà trong phần diện tích này được cấp sổ đỏ. Trong trường hợp dự án đã hoàn thành nhưng chủ đầu tư vi phạm về vượt số tầng, thay đổi thiết kế, công năng sử dụng một số tầng hoặc một số lô đất thì cần xem xét cấp sổ đỏ trước cho người mua nhà tại các tầng, lô đất được xây dựng đúng thiết kế, quy hoạch.

Đối với trường hợp chủ đầu tư đã hoàn thành thủ tục pháp lý về đất đai, xây dựng, bàn giao nhà nhưng mặt tiền xây dựng không đúng thiết kế và việc xử lý không ảnh hưởng đến kết cấu nhà, diện tích căn hộ thì người mua vẫn được xem xét cấp sổ đỏ...

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Thay đổi trụ sở công ty như thế nào chi hợp lý

Đặt trụ sở công ty ở đâu? Thay đổi trụ sở công ty như thế nào cho hợp lý? Đây là câu hỏi của nhiều doanh nghiệp đang đặt ra hiện nay nhưng chưa có câu trả lời hợp lý. Vì thay đổi trụ sở công ty đôi khi không thể xem nhẹ được vì đây là vấn đề liên quan tới luật pháp, Vậy đặt công ty ở đâu để tránh được các rắc rối về sau này, Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.
Thay đổi trụ sở công ty như thế nào cho hợp lý

Trụ sở chính doanh nghiệp (Luật Doanh Nghiệp 2005)

-   Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp.
-   Phải ở trên lãnh thổ Việt Nam.
-   Có địa chỉ xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
-   Nếu nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh, phải có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường.
-   Thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh và địa điểm kinh doanh (Luật Doanh Nghiệp 2005)

-   Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền. Địa điểm kinh doanh là nơi hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp được tổ chức thực hiện. Địa điểm kinh doanh có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính.
-   Ngành, nghề kinh doanh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
-   Phải mang tên của doanh nghiệp, kèm theo phần bổ sung tương ứng xác định chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh đó.
-   Doanh nghiệp có quyền lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều văn phòng đại diện, chi nhánh tại một địa phương theo địa giới hành chính.
-   Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện công ty bao gồm: Thông báo, Quyết định, Biên bản họp

Thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp (Luật Doanh Nghiệp 2005) bao gồm 2 bước:

-   Bước 1: Thực hiện các thủ tục với cơ quan thuế liên quan đến việc chuyển địa điểm trước khi đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính.
-   Bước 2:
       Trường hợp chuyển địa chỉ trụ sở chính đến nơi khác trong phạm vi tỉnh, thành phố: Soạn hồ sơ thay đổi địa chỉ trụ sở và gởi đến Cơ quan đăng ký, sau 5 ngày làm việc, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy phép kinh doanh mới và hoàn toàn được chuyển công ty về trụ sở mới.
       Trường hợp chuyển địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp sang tỉnh, thành phố khác: Soạn hồ sơ thay đổi địa chỉ trụ sở và gởi đến Cơ quan đăng ký nơi đặt trụ sở mới, sau 5 ngày làm việc, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy phép kinh doanh mới, sau đó gởi bản sao Giấy phép kinh doanh mới đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi trước đây doanh nghiệp đã đăng ký.
Việc thay đổi trụ sở công ty không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp.
Hồ sơ thay đổi trụ sở công ty bao gồm: Thông báo, Điều lệ, Biên bản họp, Quyết định, Giấy phép kinh doanh bản chính.
 Nguồn: vntuvanluat

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

Các bước thành lập công ty liên doanh với nước ngoài

Thành lập công ty liên doanh với nước ngoài là hình thức tạo dựng hợp tác của các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài bằng hợp đồng liên doanh. Để giúp bạn trong việc thành lập công ty, chúng tôi xin đưa ra một vài bước cơ bản như sau:
Thành lập công ty liên doanh với nước ngoài

I. Chuẩn bị tài liệu

Thành lập công ty liên doanh với nước ngoài là thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời với việc thành lập công ty. Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Để thành lập công ty liên doanh nhà đầu tư cần chuẩn bị các tài liệu sau:
1. Trường hợp nhà đầu tư là cá nhân:
- Bản sao công chứng CMTND/hộ chiếu còn hiệu lực;
- Xác nhận số dư tài khoản tương ứng với số vốn đăng ký đầu tư;
2. Trường hợp nhà đầu tư là pháp nhân:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty;
- Giấy chứng nhận mã số thuế Công ty;
- Điều lệ Công ty;
- Báo cáo tài chính Công ty trong 02 năm gần nhất (Nếu có);
- Quyết định của Công ty về việc đầu tư tại Việt Nam;
- Thư chỉ định người đại diện Công ty tại Việt Nam;
- Bản sao hộ chiếu người đại diện Công ty;
- Bản sao hộ chiếu người đại diện phần vốn góp của Công ty;
- Xác nhận số dư tài khoản công ty tương ứng với số vốn đăng ký đầu tư;
Lưu ý: Giấy tờ nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự không quá 03 tháng trước thời điểm nộp hồ sơ và công chứng dịch sang tiếng Việt Nam
3. Giấy tờ liên quan khác
- Hợp đồng liên doanh;
- Thỏa thuận nguyên tắc về việc thuê nhà, đất làm địa điểm triển khai dự án;
- Bản sao sổ đỏ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của địa điểm triển khai dự án;
- Và các biểu mẫu hồ sơ quy định trong quyết định 1088/2006/QĐ-BKH.

II. Các bước xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư công ty

1. Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa (BPMC)sở kế hoạch và đầu tư/ Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương (SKH&ĐT/BQLKCN).
Một số cơ quan chưa có BPMC nhà đầu tư thực hiện nộp hồ sơ tại phòng văn thư hoặc phòng ban khác theo quy định cụ thể của từng địa phương;
2. Sở KH&ĐT/BQLKCN: thụ lý hồ sơ, ra Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ hoặc trình UBND Thành phố/Giám đốc BQLKCN phê duyệt;
3. Nhà đầu tư nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại BPMC. Nếu hồ sơ không hợp lệ: kết quả là Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Sau khi sửa đổi hồ sơ, nhà đầu tư nộp lại hồ sơ tại BPMC và thực hiện theo trình tự như lần nộp đầu tiên;

III. Xin cấp Giấy chứng nhận mã số thuế và dấu công ty

Sau khi Giấy chứng nhận đầu tư được cấp, nhà đầu tư liên hệ
- Cục thuế tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương để xin cấp Giấy chứng nhận mã số thuế công ty.

- Công an tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương để xin cấp Dấu và Giấy chứng nhận mẫu dấu công ty.
Nguồn: vntuvanluat

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Những ý tưởng sáng tạo nội dung cho blog

Điều gì đang gây khó khăn trong việc phát triển blog của bạn? Chắc chắn 90% các bloger sẽ trả lời đó là ý tưởng viết nội dung cho blog. Nếu bạn nhận thấy rằng việc tạo ra nội dung hấp dẫn là một thử thách? Hãy tham khảo những ý tưởng viết blog dưới đây. Hy vọng sẽ giúp bạn trong việc tìm kiếm ý tưởng viết bài.
ý tưởng viết blog

Những ý tưởng sáng tạo nội dung cho blog:

1.    Viết lại/tóm tắt một bài báo nào đó đang hot trên mạng, sau đó thêm vào các định kiến cá nhân của bạn về vấn đề đó. Kiểu nhưđang lập luận hay tranh cãi.
2.    Tự bình luận về bài viết cũ trên blog. Kiểu như là sau khi viết bài về SEO 2013, và một tuần sau bạn lôi bài này ra để phân tích cho độc giả thêm các thông tin hay đính chính lại thông tin.
3.    Tham khảo một số website mang tính thảo luận cao như Linkhay, Quora, Reddit, Yahoo Answers..v..v..để tìm ý tưởng viết bài.
4.    Tìm các blog có nội dung giống mình nhưng khác ngôn ngữ để tham khảo, dịch lại, phân tích…v..v..
5.    Nếu bạn viết bài về chủ đề chính trị, kinh tế, giải trí thì đừng nên bỏ qua các radio show vì ở đó bạn sẽ tìm được rất nhiều ý kiến để viết bài. Chẳng hạn như ném gạch vỡ mồm cái ông vớ vẩn nào đấy phát ngôn bừa bãi.
6.    Tạo bài viết theo kiểu “Ask Me Anything”, hỏi nhanh đáp nhanh, hỏi xoáy đáp xoay, hỏi ngay đáp vẹo…bla bla..Rất thích hợp cho các blog có nhiều người theo dõi, hơi bị vui đấy.
7.    Nếu bạn viết blog cho doanh nghiệp, hãy viết về các cuộc gặp mặt với khách hàng mà hôm nay bạn/công ty đã gặp. Nhớ thêm mắm muối vào cho nó sôi động, các công ty nên thuê một tay viết lách với khả năng chém gió thành thần để làm việc này.
8.    Nếu bạn đang kinh doanh dịch vụ/sản phẩm nào đó hơi lạ một tí thì hãy viết về những cái hay, mới lạ, hài hước liên quan tới sản phẩm này.
9.    Nếu bạn là một người thích mạo hiểm, hãy thử viết một bài vạch trần, phủ bỏ các quan niệm sai lầm về tôn giáo, huyền thoại, hay các luận lí triết học. Cái này hơi liều 1 tí, bạn có thể được lên báo như chơi, tất nhiên lên đó để ăn gạch.
10.  Sử dụng Google Alert để theo dõi các chủ đề liên quan đến blog. Để bạn biết cái gì vừa mới hot, và hãy tranh thủ “ăn theo”.
11.  Nếu bạn là một blogger công nghệ, kỹ thuật thì hãy viết bài tổng hợp cách sửa lỗi của các lỗi thường gặp. Cái này mình nhăm nhe rồi nhé nhưng chưa có thời gian.
12.  Nếu bạn bán lại sản phẩm của một nhà cung cấp khác thì hãy thường xuyên liên lạc với nhà cung cấp đó hỏi về các cải tiến của những dòng sản phẩm sau này, sau đó viết thành bài để khoe với độc giả.
13.  Viết bài theo kiểu hướng dẫn về một lĩnh vực nào đó mà bạn đã trải nghiệm theo từng bước.
14.  Phỏng vấn những người nổi tiếng, hay các người có mức độ ảnh hưởng rộng trong lĩnh vực của bạn.
15.  Sử dụng Google Adword Keyword Tools để tra các từ khóa có số lượng tìm kiếm đang tăng hoặc nhiều người tìm mỗi tháng.
16.  Sử dụng Google Trends để biết chủ đề nào đang được cộng đồng hóng hót.
17.  Tại sao lại không thử khai quật một bài phỏng vấn “cổ” mà bạn đã đăng vài trăm năm trước rồi xào lại một bài theo kiểu “Bây giờ anh ấy như thế nào?”.
18.  Nghiên cứu về một chủ đề nào đó rồi tự đưa ra ý kiến, đánh giá về một định nghĩa mới.
19.  Theo dõi những gì mà mọi người đang nói về bạn/sản phẩm/dịch vụ của bạn rồi viết thành bài.
20.  Viết bài theo kiểu tự vả vào mặt: Những gì có thể làm để phát triển blog/sản phẩm của tôi tốt hơn? – Có khi bạn sẽ nhận được một bình luận kiểu “Hãy dẹp blog/dịch vụ này là một điều vô cùng tốt đẹp rồi”.
21.  Liệt kê ra những cái hay, “giá trị tiềm ẩn” của một người nổi tiếng hay một sản phẩm nào đó. Ví dụ: “10 sở thích đáng yêu của HKT“, “50 điều bạn chưa biết về WordPress“.
22.  Nếu bí quá, thì bạn có thể viết bài kể về những cái hay mà bạn đã học được trong tuần này, có thể áp dụng cho doanh nghiệp.
23.  Liệt kê các bài viết của bạn được nhiều người quan tâm trong tháng hay quý.
24.  Đừng bao giờ bỏ qua một số website giúp bạn có rất nhiều ý tưởng để viết bài như BadTheWeb, StumBleuPon, Pinterest, Technorati..v..v..
25.  Gom các bài viết cũ lại thành một bài tổng hợp hay làm một quyển ebook.
26.  Nếu bạn giỏi ngoại ngữ, chịu chi thì nên ghé Constant Content để mua các bài viết sau đó biên dịch ra. Mình đã mua thử 1 bài rồi và thấy rất đáng đồng tiền.
27.  Lên Google search một bài viết nào đó có nội dung liên quan đến bạn rồi hãy theo dõi tất cả các blog đó qua Google Reader, xem họ viết cái gì rồi làm theo.
28.  Làm video cho các bài viết cũ.
29.  Viết review (đánh giá) về một sản phẩm phù hợp với độc giả của bạn, giống như mình hay đánh giá hosting vậy, sắp tới sẽ đánh giá thêm plugin.
30.  Tổng hợp lại các bài viết hay ở các blog khác.
Nãy giờ mình đã chia sẻ về những mẹo tìm ý tưởng viết bài cho blog rồi, bây giờ nếu được thì hãy cho mình và mọi người biết bạn tìm ý tưởng viết bài như thế nào. Biết đâu nó lại có ích cho mình và mọi người để cho ra đời các bài viết “kinh điển” thì sao? 

Nguồn: Thachpham

Sang tên sổ đỏ nhà chung cư theo hình thức ủy quyền nên hay không nên?

Một trong những vấn đề về việc sang tên sổ đỏ nhà chung cư hiện nay được người dân quan tâm là hình thức sang tên ủy quyền, công chứng. Vậy sang tên sổ đỏ theo hình thức này có những thuận lợi và khó khăn gì? Có nên hay không nên sử dụng hình thức này?
Sang tên sổ đỏ nhà chung cư
Hiện nay đa phần các căn hộ chung cư đều dùng hình thức ủy quyền này khi thực hiện việc mua đi bán lại giữa các thứ cấp. Theo anh Chí, chuyên môi giới chung cư Văn Khê, việc sang tên sổ đỏ nhà chung cư hoàn toàn thông suốt, nếu người mua lấy đủ giấy tờ pháp lý liên quan (hợp đồng ủy quyền, biên lai hóa đơn thanh toán, chứng nhận đóng tiền…). Khi làm sổ đỏ, đương nhiên chủ sở hữu cuối cùng phải nộp thuế thu nhập cá nhân (2% giá trị hợp đồng) của những lần mua bán trước (!), nếu căn hộ đã "qua tay" nhiều lần, nộp thuế tỷ lệ tương đương.
Có thể nói, đây là cách bán hàng "ưa thích" của các chủ đầu tư xây dựng chung cư thương mại vào thời điểm này với lợi ích thấy rõ. Việc mua NCC dạng ủy quyền công chứng thường diễn ra trong trường hợp sau quá trình xây dựng, bàn giao nhà cho người mua nhưng chủ đầu tư chưa thể quyết toán, hoàn công công trình. Theo đó, chủ sở hữu không thể làm thủ tục để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (sổ hồng) cho người mua.
Người mua cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định mua bán căn hộ bằng hợp đồng ủy quyền công chứng
Trong thảm cảnh "đói vốn" kinh niên của giới doanh nghiệp tạo lập BĐS, việc bán nhà theo cách ủy quyền rất hợp lý (thu được tiền nhanh, sổ hồng thì… để mai tính). Rất nhiều khách hàng vì quá nôn nóng mua nhà, hoặc bị ảnh hưởng bởi "tâm lý đám đông", vội vã ký và xuống tiền trong rủi ro về tính pháp lý của căn hộ.
Thực tế cho thấy, theo cách mua NCC bằng ủy quyền công chứng, khoảng thời gian từ lúc chủ sở hữu nhận bàn giao nhà đến khi nhận được sổ hồng thì 1 năm (may mắn), lâu thì 3 năm và thông thường là 2 năm.
Trong thời gian này, nếu đột xuất hoặc vì lý do chủ quan, chủ sở hữu muốn sang tên sổ đỏ nhà chung cư thì không thể làm được thủ tục gì ngoài công chứng ủy quyền (muốn bán lại cho một cá nhân khác, sẽ rất khó thuyết phục do thiếu giấy tờ quan trọng nhất là sổ hồng). Lời khuyên đưa ra: khi giao dịch bằng ủy quyền công chứng, người mua cần cẩn thận yêu cầu bên bán ký thêm Hợp đồng hứa mua hứa bán và lập văn bằng di chúc đề phòng trường hợp người bán… chết đột ngột.
Không ít người mua sau khi thanh toán xong tiền, muốn tự mình làm các thủ tục sang tên tại chủ đầu tư, hợp đồng mua bán công chứng. Nhưng điều này nằm ngoài quy định của pháp luật. Theo Luật định, đối với NCC đã bàn giao, chủ đầu tư không được làm thủ tục sang tên hợp đồng. Điểm tiếp theo, khả năng người mua sử dụng hợp đồng mua bán NCC (giữa người đang muốn bán lại ký với chủ đầu tư trước đó) ra công chứng để làm thủ tục mua bán cũng không thể thực hiện được. Bởi vì công chứng chỉ chấp nhận làm đối với những trường hợp đã có sổ hồng.
Nguyên nhân của việc người dân "không còn cách nào khác" phải làm công chứng ủy quyền, là do các quy định của Nhà nước đã hạn chế việc làm thủ tục sang tên, trong khi các thủ tục khác vẫn chưa hoàn thiện (liên quan tới nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư). Ngoài ra, thực trạng này còn bắt nguồn từ suy nghĩ "mua nhà để ở", không phải là đầu cơ "lướt sóng", nhất là để "né" lệ phí trước bạ, thuế thu nhập cá nhân… nên nhiều người đã lựa chọn công chứng ủy quyền.
Tuy nhiên, những lợi ích trước mắt vừa nêu đã làm mờ đi rủi ro mà người mua sẽ hứng chịu. Đầu tiên và hay gặp, là trường hợp người ủy quyền "đòi hỏi thêm" khi làm thủ tục chính thức. Rất nhiều trường hợp cá nhân ủy quyền "vòi" tiền cả chủ lẫn khách, với lý do thay đổi nơi cư trú: nếu hai bên mua bán muốn hoàn tất giao dịch để sang tên thì tìm người ủy quyền rất gian nan (nếu người này cố tình làm khó).

Thậm chí, ngay cả khi bên ủy quyền là đơn vị, công ty thì khả năng hỏng giao dịch cũng rất cao. Vì với tình hình kinh tế nhiều biến động xấu như lúc này, việc đơn vị, doanh nghiệp giải thể, phá sản, sáp nhập, chuyển địa điểm,… xảy ra như cơm bữa. Cuối cùng là pháp lý. Hiện vẫn chưa có quy định của Nhà nước chấp thuận hình thức mua bán nhà bằng hợp đồng ủy quyền trong thời gian chưa có sổ hồng. Đó là mặt trái của phương án mua bán này mà người mua không thể xem thường.
Nguồn: vntuvanluat

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

Kế hoạch để có được blog chuyên nghiệp

Tạo ra một blog không khó nhưng cách phát triển để có được một blog chuyên nghiệp lại là cả một vấn đề. Vậy làm sao các bloger có thể tạo ra được những blog cho riêng họ một cách chuyên nghiệp vậy? Tất cả đều phải có kế hoạch cụ thể. Dưới đây là những hướng dẫn giúp bạn lập kế hoạch để tạo blog chuyên nghiệp.

Vì sao chúng ta lại cần bản kế hoạch?

Câu hỏi hơi bị chuối nhưng không phải là không hỏi. Trong đời sống, bạn luôn lên kế hoạch khi bắt đầu làm một việc gì đó, bản kế hoạch đó sẽ giúp bạn biết được mình sẽ cần phải làm gì, lường trước được những rủi ro có thể xảy ra và quan trọng hơn hết là có cách đối phó tùy theo từng thời điểm làm việc.
Khi bạn làm việc, bạn cũng có kế hoạch đàng hoàng, thế tại sao lại không chuẩn bị một bản kế hoạch cho việc làm blog, cái việc mà bạn làm vì sở thích cá nhân của chính bạn. Chúng ta thường có thói quen xấu là làm cái gì cũng muốn nó trở nên thành công, tốt đẹp nhưng lại không chịu đầu tư công sức tiền bạc đúng mức, thế thì chẳng khác gì ngồi há miệng chờ sung.
Một bản kế hoạch cá nhân để làm blog không có gì quá to tát, chỉ cần bạn ghi chú một vài điều trong đó và cố gắng giải quyết hết những câu hỏi phát sinh được đặt ra thì bạn đã có một bản kế hoạch tương đối hoàn chỉnh. Nếu hiện tại bạn chưa có kinh nghiệm làm bản kế hoạch để tạo blog thì cũng đừng lo lắng, mình sẽ giúp bạn hoàn thành nó ngay bây giờ.

Mục tiêu bạn tạo cái blog này ra là gì?

Mình nhớ mang máng là có đọc ở đâu đó một câu đại loại kiểu như “Nếu bạn sống mà không có mục đích thì cũng giống như đang xem TV mà không cầm remote vậy“. Viết blog cũng thế (và làm gì cũng vậy), chúng ta luôn phải tự mình đưa ra những mục tiêu để có thể phấn đấu nhằm đạt được cái mình muốn. Nếu bạn chưa có bất cứ lý do hay mục tiêu gì để làm blog, thì thôi tạm thời đừng làm.
Còn nếu có, thì hãy xem xét rằng nó có thật sự đủ lớn để bạn phải phấn đấu không ngừng mệt mỏi trong một thời gian dài hay không. Một số lý mục tiêu điển hình mà nhiều người tạo blog ra muốn đạt được như:

1. Muốn được nổi tiếng

Ngày nay việc nổi tiếng có khá nhiều cách chứ không phải bước chân lên showbiz mới nổi tiếng mà viết blog cũng có thể nổi tiếng nữa đấy. Mặc dù mức độ nổi tiếng không phải quá ồn ào như những minh tinh điện ảnh nhưng nhiều blogger chuyên nghiệp vẫn có một chỗ đứng tên tuổi rõ ràng trong một lĩnh vực mà họ tham gia viết lách. Chẳng hạn như:
    Xã hội, chính trị: Nguyễn Ngọc Long, chú Bọ Lập,….
    Internet Marketing: Lý Bầu, Dũng Gờ,…
    Du lịch: Bay Nhé.
    Kỹ thuật công nghệ – Etc.. : Nhóm blogger Procul, Demon Warlock – Minh Mẫn, Thạch Phạm, Trần Tỉnh, Danny Nguyễn,….
Mình không có trí nhớ tốt lắm nên tạm thời chỉ nhớ được bấy nhiêu nhưng mình chỉ biết rằng cộng đồng viết blog ở Việt Nam không hề ít chút nào.
Ai lại không thích mình trở nên nổi tiếng, được nhiều người biết đến? Khi có tiếng tăm rồi, mọi công việc của bạn sau này cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn một tẹo, có nhiều mối quan hệ quan trọng hơn nữa và quan trọng là dễ kiếm tiền.
2. Viết blog để kiếm tiền
Kiếm tiền với blog giờ không phải chuyện lạ.
Kiếm tiền trên blog dường như bây giờ đã có câu trả lời: CHẮC CHẮN. Nếu bạn đã từng bỏ chút thời gian ra tìm hiểu về việc viết blog kiếm tiền tại Việt Nam và cả nước ngoài thì sẽ thấy nhiều blogger có thu nhập vô cùng vãi chưởng, vãi thật đấy chứ không đùa đâu.
Mình đã từng thấy rất nhiều đã kiếm được từ vài nghìn USD đến vài chục nghìn USD mỗi tháng nếu chỉ tính tại Việt Nam và con số có thể lên đến hàng trăm nghìn nếu nhìn rộng ra thị trường này ở nước ngoài.
Vì sao blog lại có thể kiếm được nhiều tiền như vậy? Bản thân bạn cũng đã có câu trả lời rồi, đó lại chính là lý do mà bạn thích đọc blog hơn đọc các trang tin tổng hợp đấy. Ở blog luôn có một sức cuốn hút rất riêng mà các website thể loại khác không bao giờ có được, các thông tin ở blog tuy chưa được kiểm chứng nhiều nhưng hầu hết là rất chính xác và có phần rất chuyên sâu vì nó viết ra từ chính kinh nghiệm của người từng trải để phục vụ cho người thật sự có nhu cầu. Hơn nữa, mức độ ảnh hưởng của một blogger cũng có phần khác biệt hơn với mức độ ảnh hưởng của một tờ báo.
Nếu không phải “bán” uy tín, mức độ ảnh hưởng của blogger để kiếm tiền thì cũng có rất nhiều hình thức kiếm tiền cơ bản từ blog khác mà hầu như các blog nào cũng áp dụng như treo quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, bán sản phẩm và thậm chí mở luôn một công ty mang tên blog (JohnChow, Problogger là một ví dụ).

3. Viết blog để tự học

Luôn luôn học hỏi để trở thành blogger chuyên nghiệp
Bạn muốn học và nghiên cứu thêm về kinh tế, bạn tập viết nhiều bài phân tích liên quan đến kinh tế để tự rèn luyện? Nghe cũng có lý lắm đó chứ, mà thật sự là cũng rất có khả thi, mình đang áp dụng kiểu học như thế.
Nói mọi người đừng mất lòng tin với mình, chứ lúc mình tạo ra cái blog này mình không có biết nhiều về SEO, viết blog và WordPress như bây giờ đâu. Tất cả chỉ là con số 1 (không phải là 0 vì ít nhất cũng biết sơ sơ), nhưng trong thời gian viết blog mình đã tận dụng sở thích của mình để tự học thêm về các lĩnh vực đó và nó có hiệu quả rất tốt.
Lý do để mình có thể học được là khi blog bắt đầu có lượt truy cập rồi, trong lòng mình tự hỏi làm sao để có thể duy trì blog mà bản thân lại không có kiến thức nhiều? Thay vì chán nản bỏ cuộc, mình chấp nhận chơi liều là viết bài theo kiểu “tối nghiên cứu, sáng mai viết”.
Thật sự, cách này đã cho mình rất nhiều động lực phi thường mà tưởng chừng mình không thể làm được. Nhiều đêm mình “hard-study” đến mức bắt đầu nghiên cứu tìm hiểu lúc 21 giờ và kéo dài đến tận 7 giờ sáng ngày hôm sau. Ngủ một giấc và 14 giờ cùng ngày bắt đầu cặm cụi viết cho kịp “deadline”.
Nghe thì có vẻ không khả thi và không thể tránh khỏi chuyện sai sót khi viết vội như vậy, nhưng bạn đừng quên rằng quãng thời gian từ 21 giờ tối đến 7 giờ sáng hôm sau không hề ngắn để học. Hơn nữa về các vấn đề kỹ thuật đối với mình đã có căn bản nên chuyện học một công nghệ mới không khó, học và thực hành liên tục để tìm ra lỗi để mà chia sẻ. Và cũng đừng quên, bài viết đó sẽ nằm trên blog cá nhân của bạn nên không nhất thiết phải hoàn hảo 100% như những cuốn sách được đăng bán, độc giả có thể giúp bạn hoàn thiện nó hơn.

Độc giả của bạn là những đối tượng nào?

Làm sao để có hướng phát triển nội dung đúng đắn nếu bạn không biết đối tượng chính của bạn là ai để mà phục vụ? Ví dụ đơn giản như nếu bạn viết blog về thời trang thì phải biết các đối tượng phần lớn là nữ nên bạn cần có kế hoạch tìm giao diện phù hợp với nữ, phong cách hành văn hợp với nữ và nội dung cũng phải phù hợp với phái nữ,….
Hãy tự đặt câu hỏi với chính bản thân: Ai sẽ đọc blog này? Độ tuổi từ bao nhiêu? Họ thuộc loại độc giả nào? Giới tính của họ phần lớn là gì?,….Hãy trả lời tất cả câu hỏi đó, vì mình đoán rằng chúng ta không thể hái ra tiền và phát triển blog một cách lâu dài được trước khi biết được độc giả của chính mình là ai.

Hãy biết bạn cần gì ở độc giả 

Không ai nói là khi làm blog bạn chỉ cần độc giả vào đọc bài thôi cả, mình nghĩ là tham vọng của bạn còn hơn cả thế, đúng không? Hay nói chính xác hơn, là hãy biết rằng bạn muốn độc giả tác động đến gì của bạn sau khi đọc blog.
Bạn muốn họ mua sản phẩm của bạn? Bạn đang có cuốn sách cần bán? Bạn cần họ click quảng cáo? Bạn thích họ viết bình luận? Hay đơn giản là muốn họ chia sẻ và giới thiệu bài viết đó với bạn bè?
Bởi vì khi bạn biết được bạn cần gì, thì bạn mới có được kế hoạch viết bài, phát triển nó ra sao chứ không thì lại khá lúng túng đấy.

Hiểu được mình sẽ viết gì ở blog

Như mình đã nói trong bài Trở thành blogger, một blog thật sự chuyên nghiệp và có đầu tư sẽ không bao giờ đăng tải quá nhiều nội dung khác lĩnh vực trên đó mà thường là chỉ tập trung vào một lĩnh vực mà người viết thành thạo nhất hoặc ít nhất là cảm thấy thích thú khi viết nó. Bạn có thể viết 1 hoặc 2 lĩnh vực nhưng mình nghĩ tốt nhất là không quá 3, vì về sau bạn sẽ không có đủ thời gian mà lo cho hết, đâm ra bài nào cũng kém chất lượng hoặc không focus vào đúng đối tượng độc giả mà bạn cần.
Quan trọng hơn nữa, bạn cũng cần phải xem bài viết đó bạn có thể viết được trong bao lâu? Nếu bạn thấy rằng bạn có thể duy trì các nội dung đó liên tục trong 2 năm thì mình nghĩ đó là chủ đề rất tốt để bạn có thể chọn để viết trên blog, đừng để xảy ra tình trạng cả thèm chóng chán, về sau không biết viết gì nữa lại đâm ra nản.
Một kinh nghiệm quan trọng của mình cho thấy rằng, đừng bao giờ chọn chủ đề viết khi bạn chưa thật sự trả lời được nhiều câu hỏi liên quan tới vấn đề đó.

Hãy chắc chắn bạn có thể viết 2 bài/tuần ở chủ đề bạn thích

Tại sao lại là 2 mà không phải 3, 4 hoặc nhiều hơn? Nó chỉ là một con số đẹp để đăng bài mỗi tuần cho các blog mới mở vì nhiều quá sẽ đâm ra bị loãng nội dung với những người mới mà nếu chỉ có 1 thì lại tí quá để họ có thể tin tưởng và subscribe blog của bạn.
Nhưng thật ra con số 2 bài này muốn nói lên rằng bạn đã  đo lường được số lượng nội dung bài bạn có thể viết ra hay chưa, vì làm blog là bạn phải theo nó mãi nên bạn sẽ cần viết liên tục, viết không ngừng nghỉ về kinh nghiệm của bản thân. Nếu nó ít hơn thì mình nghĩ là chủ đề đó không thật sự thích hợp với bạn.

Kế hoạch quảng bá thương hiệu blog rõ ràng

Quy trình quảng bá blog mới luôn có rất nhiều cách khác nhau mà bạn có thể áp dụng. Nhưng trong đó hãy tránh xa ra các kiểu quảng bá blog kém khoa học và tốn công sức như spam link giới thiệu, bon chen đăng tải các thông tin giật gân,…đều đã lỗi thời và không có tính hiệu quả cao, ngược lại bạn còn bị người ta ghét nữa thì vỡ alo.
Thường thì quảng bá blog hiện nay đa phần cũng là viết thôi, đó chính là cố gắng viết nội dung thật hay và bổ ích để tạo được viral và tham gia viết bài ở các blog nổi tiếng khác để quảng bá tên tuổi, tất nhiên là nội dung cũng phải thật sự có ích thì người ta mới nhớ như vậy.
Nhân tiện mình cũng nhắc lại rằng, hãy chuẩn bị khoảng 10 bài ở blog rồi hãy bắt đầu đi quảng bá cũng như làm guest blog cho người khác để chắc chắn khi có người truy cập vào sẽ nhận ra ngay sự đầu tư đúng đắn mà có thể tin tưởng được Hoặc là có thể làm họ phải đọc hết các bài đó thì càng tốt.

Lời kết

Hãy bắt đầu lên kế hoạch viết blog thôi nào! Hy vọng đọc xong bài viết này các bạn sẽ hiểu ra được phần nào hướng phát triển blog cũng như cách tao dựng nên một blog chuyên nghiệp. 
Chúc các bạn thành công!

Nguồn: Thachpham.com

Những lưu ý khi thay đổi địa chỉ công ty



Việc thay đổi đăng ký kinh doanh là một nhu cầu thực tế để Doanh nghiệp thuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh. Thủ tục thay đổi địa chỉ công ty là một nội dung nằm trong thay đổi đăng ký kinh doanh khi công ty có nhu cầu thay đổi để giảm chi phí thuê hay 1 lý do nào đó.
Là đơn vị có thế mạnh trong lĩnh vực tư vấn luật doanh nghiệp với đội ngũ luật sư có trình độ chuyên môn cao, làm việc có tinh thần trách nhiệm, Tư vấn luật đảm bảo làm thủ tục thay đổi địa chỉ trụ sở công ty cho các doanh nghiệp nhanh chóng với chi phí dịch vụ thấp nhất.

1. Tư vấn những tiêu chí để lựa chọn địa chỉ mới

    Địa chỉ mới của công ty cũng phải tuân thủ theo luật doanh nghiệp đó là: phải nằm trên địa phận Việt Nam, có địa chỉ rõ ràng, không gây nhầm lẫn, không khó tìm, không được dùng chung cư làm trụ sở công ty;
    Khi tìm hiểu về địa chỉ mới cần phải tìm hiểu rõ ràng và xem xét địa chỉ đó có nằm trong dự án quy hoạch nào không;
    Xác định được những ảnh hưởng có thể mang lại từ địa chỉ mới của công ty, thuận lợi hoặc không thuận lợi để đưa ra hướng giải quyết và khắc phục.

2. Những lưu ý khi chuyển địa chỉ mới

    Khi chuyển địa chỉ trụ sở chính đến nơi khác trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày quyết định chuyển địa chỉ trụ sở chính.
    Khi chuyển địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp sang tỉnh, thành phố khác thì trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày quyết định chuyển địa chỉ trụ sở, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi dự định đặt trụ sở mới.
    Khi nhận thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở mới trao giấy biên nhận, đăng ký việc chuyển đổi địa chỉ trụ sở chính và cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.
    Khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới, doanh nghiệp phải nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cũ cho Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở mới.
    Trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở mới phải gửi bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi trước đây doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh.

3. Thành phần hồ sơ thay đổi địa chỉ công ty

    Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp;
    Địa chỉ trụ sở chính dự định chuyển đến;
    Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
   Quyết định bằng văn bản của Đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính. Quyết định phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty.
   Quý khách hàng cũng nên cân nhắc kỹ lưỡng và cần xem những thuận lợi mà việc thay đổi địa chỉcông ty mang lại. Trên thực tế có thể có nhiều trường hợp phát sinh, do vậy quý khách hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí !
Nguồn: vntuvanluat