Đêm cuối cùng còn được bên mẹ và em, tôi không sao ngủ được. Tôi căn dặn:
- Bé Út ở nhà chăm học, biết phụ việc nhà với mẹ để anh Hai đi xa yên lòng.
Lúc đi, tôi cầm lấy tay mẹ mà không biết nói những gì. Có một nỗi buồn làm nghẹn đắng, tôi nói khó nhọc:
- Sáng mai mẹ đừng ra bến xe tiễn con đi vì sợ bịn rịn quá, con sẽ nặng lòng.
Mẹ gật đầu, vuốt tóc tôi, mắt mẹ đỏ hoe. Mẹ chỉ nói ngắn gọn:
- Phải cố gắng, con nhé!
...Em gái đưa tôi ra bến xe đi chuyến sớm nhất. Khi xe lăn bánh, tôi bất chợt nhìn thấy mẹ dựng xe đạp bên đường nhìn theo.
*** Quảng cáo : leduyaudio.com – Kinh doanh hiệu quả kết quả trúng đích là slogan và cũng là mục tiêu kinh doanh mà chúng tôi hướng đến.
Tôi ngồi bên cái ao nhỏ lắng nghe những âm thanh của một buổi chiều miền quê yên bình có tiếng gió lao xao lay động cành lá. Vài chú cá trong ao nổi lên đớp bóng. Còn có cả tiếng chim gọi nhau bay theo đàn về tổ. Vọng lại tiếng đàn kìm chơi điệu "Dạ cổ hoài lang" của bác Ba hàng xóm nghe buồn mênh mang.
Ôi! Yêu quá những cảm xúc quê hương mà chỉ ngày mai thôi tôi sẽ xa nó. Tôi sẽ đến một thành phố đông đúc nhưng chẳng ai là người thân. Tôi sẽ sống kiếp ở trọ bốn năm để theo đuổi giấc mơ đại học. Và điều làm tôi buồn và lo nhất là phải xa mẹ! Tình mẹ và tình quê hương như hoà quyện làm một trong tim kẻ sắp xa quê.
Mẹ tôi cam chịu đời góa phụ từ khi còn rất trẻ, mẹ ở vậy nuôi hai anh em tôi khôn lớn. Mặc cho gia đình bên nội thờ ơ vì vốn dĩ chẳng thương mẹ tôi từ trước, anh em tôi lớn lên nhờ một tay mẹ tôi chăm bẵm. Người phụ nữ hai mươi lăm tuổi vừa một nách nuôi hai con, vừa chịu tang chồng thì còn gì vất vả, đau khổ hơn!
Để mưu sinh, mẹ thay cha miệt mài sớm hôm trên mảnh ruộng, vườn rau. Thậm chí mẹ phải đi làm thuê cả những công việc dành cho đàn ông như phụ hồ, bốc vác. Tối đến, mẹ tôi đi bán hàng rong cho tới khuya. Em tôi nằm trong lòng mẹ ngủ gà ngủ gật, còn tôi ngồi bên mẹ phụ việc gói ghém. Cuộc sống ba mẹ con tôi cứ leo lét mà tồn tại như ánh đèn đường vàng vọt...
Vào một ngày khi tôi lên sáu tuổi, mẹ bảo tôi chuẩn bị đi học lớp một. Tôi hình dung trong ngôi trường đóng kín cổng đó sẽ có những người cầm roi dạy dỗ bọn trẻ con. Nhưng mặc tôi khóc lóc khổ sở, mẹ vẫn vừa dắt vừa lôi tôi đến trường. Cho đến tận bây giờ, tôi chưa quên cái cảm giác ngày đầu đi học. Vừa bước qua cổng trường tiểu học, tôi sợ hãi đến nỗi hai chân líu quýu như không phải của mình vậy. Tôi giống một kẻ vô hồn đưa mắt nhìn mấy đứa xung quanh, chúng dường như chẳng khá hơn gì tôi. Khi làm lễ khai giảng xong, mẹ đưa tôi vào lớp giao cho cô giáo. Và những ngày tháng đi học của tôi bắt đầu.
Tôi đi học chi tiêu sách vở, đồng phục, học phí tốn kém hơn. Ngôi nhà thân thương của tôi vẫn lạnh lẽo vào mùa mưa, nóng hầm hập vào mùa nắng nhưng tràn đầy hạnh phúc, bởi vì mẹ là người đem lại một khung trời bình yên cho các con. Còn mẹ tôi vẫn như cây trứng cá gầy guộc mọc trong sân, cố gắng hết sinh lực để đơm bông kết trái, tỏa bóng mát dịu hiền cho chúng con.
Năm ấy, trong khi đi làm mẹ bị tai nạn gãy tay và không làm gì đươc. Mẹ bị ốm, nhà tôi chẳng có một khoản thu nhập nào. Mẹ gọi người vào bán đàn vịt để có tiền di chợ. Vì phải sống cầm cự cho đến lúc mẹ khỏi tay nên cả nhà ăn uống rất tiết kiệm. Bữa ăn nào cũng duy nhất một món rau lang, rau tập tàng nấu canh. Một hôm vào bữa ăn, con bé út nó khóc. Mẹ hỏi, nó bảo chỉ xin mẹ thay đổi món ăn vì ăn rau lang hoài đắng quá, nó ăn không nổi. Tôi cúi đầu im lặng vì em tôi nói đúng, còn mẹ khóc nức nở vì tội nghiệp con. Còn tôi chỉ biết im lặng nhìn tay bó trắng mà thương mẹ quá!
Những đêm mưa gió sấm sét vần vũ ngoài trời, chúng tôi co rúm người trong chăn, mẹ lại nằm giữa ôm hai đứa con như gà mẹ bảo vệ gà con dưới đôi cánh. Mẹ tự tin mình sẽ chở che suốt cuộc đời của các con.
Thời gian trôi qua được đánh dấu bằng những mùa gặt lúa cùng mùa sen nở trong ao nhà. Hôm nhận giấy báo đậu đai học, tôi thấy mẹ vui lắm. Sau đó cũng là lúc mẹ lo lắng hơn cả. Tôi thấy ngày nào mẹ cũng đi xoay xở tiền để mua sắm va ly, quần áo, đồ dùng cho tôi. Mẹ đặt vào tay tôi hai món tiền được bọc trong giấy, cột dây thun cẩn thận. Mẹ ghi tiền nào để đóng cho trường và tiền nào thuê nhà trọ. Mẹ dặn tôi cứ yên tâm lên đường vào Sài gòn học sẽ gửi thêm sau. Cầm gói tiền trong tay, tôi nức nở. Cảm ơn mẹ, vì mẹ lúc nào cũng xem con là thằng Tý hậu đậu, nhút nhát chưa bao giờ lớn như ngày xưa.
Đêm cuối cùng còn được bên mẹ và em, tôi không sao ngủ được. Tôi căn dặn:
- Bé Út ở nhà chăm học, biết phụ việc nhà với mẹ để anh Hai đi xa yên lòng.
Nó mếu máo gật đầu. Tôi gượng cười, an ủi em gái.
Lúc đi, tôi cầm lấy tay mẹ mà không biết nói những gì. Có một nỗi buồn làm nghẹn đắng, tôi nói khó nhọc:
- Sáng mai mẹ đừng ra bến xe tiễn con đi vì sợ bịn rịn quá, con sẽ nặng lòng.
Mẹ gật đầu, vuốt tóc tôi, mắt mẹ đỏ hoe. Mẹ chỉ nói ngắn gọn:
- Phải cô gắng, con nhé!
...Em gái đưa tôi ra bến xe đi chuyến sớm nhất. Khi xe lăn bánh, tôi bất chợt nhìn thấy mẹ dựng xe đạp bên đường nhìn theo.
Xem thêm :
Nguồn : blogradio.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét