Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

Thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài

Thủ tục thànhlập công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam như thế nào? Luật Đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước và các văn bản hướng dẫn quy định vấn đề này như sau:

Thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài

1. Pháp luật Việt Nam cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về Việt Nam theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài hoặc Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. Họ hoàn toàn được phép đứng tên chủ doanh nghiệp.

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thành lập ở Việt Nam tồn tại dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Cơ sở pháp lý để thành lập công ty100% vốn nước ngoài là giấy phép đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, và điều lệ doanh nghiệp được cơ quan này chuẩn y.

2. Việc cấp giấy phép đầu tư thực hiện theo một trong hai quy trình:

- Đăng ký cấp phép đầu tư: Hồ sơ đăng ký cấp phép đầu tư gồm đơn đăng ký cấp giấy phép đầu tư; điều lệ doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; văn bản xác nhận tư cách pháp lý, tình hình tài chính.

Hồ sơ được lập thành 5 bộ (gồm cả bộ gốc) và tất cả được nộp cho cơ quan cấp giấy phép đầu tư.

- Thẩm định cấp giấy phép đầu tư: Hồ sơ gồm đơn xin cấp giấy phép đầu tư; điều lệ doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; giải trình kinh tế kỹ thuật; văn bản xác nhận tư cách pháp lý và tình hình tài chính của nhà đầu tư nước ngoài; các tài liệu liên quan đến chuyển giao công nghệ (nếu có).

Hồ sơ được lập thành 12 hoặc 8 bộ, tùy theo dự án thuộc nhóm A hay B, trong đó có ít nhất 1 bộ gốc. Tất cả được nộp cho cơ quan cấp giấy phép đầu tư.

3. Vốn pháp định của doanh nghiệp ít nhất bằng 30% vốn đầu tư. Đối với các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, đầu tư vào địa bàn khuyến khích đầu tư, dự án trồng rừng, dự án có quy mô lớn... tỷ lệ này có thể thấp hơn nhưng không dưới 20%, và phải được cơ quan cấp giấy phép đầu tư chấp thuận.

4. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài phải nộp các loại thuế sau: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng.
Nguồn: vntuvanluat

0 nhận xét: