Sản phẩm karaoke
trên thị trường hiện nay khá đa dạng, việc lựa chọn một bộ sản phẩm ưng ý quả
là một điều khó khăn. Đặc biệt là đối với những sản phẩm amply karaoke chất lượng.
Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ một vài cách thức đơn giản giúp bạn lựa chọn amply
karaoke.
Những cách lựa chọn amply karaoke đơn giản |
1. Cách lựa chọn
Amply bằng cách thử sức mạnh của nó
Theo kinh nghiệm, điều đầu tiên bạn cần phải xác định khi
nghe ampli là liệu nó có đủ khỏe để đánh được cặp loa bạn đang có hay không. Để
kiểm tra sức khỏe của ampli, bạn hãy lắng nghe phần trình diễn tiếng bass. Nếu
tiếng bass bị lỏng, bị chậm hay thiếu sức căng, sức nặng, thì ampli này có lẽ
không thể đảm nhiệm được công việc đánh chiếc loa của bạn. Tiếng bass yếu là
báo hiệu của một chiếc ampli có công suất không đủ với loa. Bạn có thể đọc thêm về mối quan hệ giữa amply karaoke và loa karaoke để có thêm thông tin chi tiết.
Một số dấu hiệu khác như: độ động thiếu, âm thanh bị rối nát
khi nhạc lên cao trào, nhịp điệu không linh hoạt... cũng chứng tỏ ampli cung cấp
dòng điện tín hiệu ra loa không đầy đủ.
Để thử sức mạnh của amply, trước tiên, bạn hãy nghe thử ở mức
âm lượng vừa phải. Chọn bản nhạc có dải động rộng, có thể là một bản nhạc cổ điển
với dàn nhạc lớn hoặc nhạc hòa tấu với các đoạn cao trào có guitar bass đi kèm
với tiếng trống lớn (kickdrum). Sau khi tai bạn đã quen với mức trung bình, hãy
tăng volume để biết giới hạn âm lượng của chiếc ampli này. Để ý xem tiếng bass
có vỡ không. Nghe những tiếng trống lớn ở những đĩa nhạc có phần trăm căng mạnh.
Yêu cầu đặt ra là amply công suất phải thể hiện được sức
căng, sự chính xác, tốc độ và chiều sâu khi âm lượng tăng lên. Khi tiếng bass
trở nên chậm chạp, ướt át cũng là lúc bạn đã đẩy ampli lên điểm hoạt động giới
hạn của nó. Nghe một lúc, bạn sẽ cảm nhận được khi nào ampli bắt đầu xuất hiện
vấn đề. Trong những điểm cao trào của âm thanh, liệu amply có bị lúng túng quá
không hay nó vẫn trình diễn một cách bình tĩnh.
Hãy so sánh âm thanh của amply ở các mức âm lượng cao và thấp.
Nghe tiếng của các nhạc cụ hơi của bộ đồng (đặc biệt tiếng kèn trumpet), xem có
bị chói chang khi volume lên cao hay không, sân khấu âm thanh có bị rối lúc nhạc
lên cao trào hay không...
Theo Nghe Nhìn, một chiếc ampli tốt khi hoạt động gần hết
công suất vẫn phải giữ được những cảm giác về không gian, về chiều sâu, về các
tâm điểm âm thanh, trong khi vẫn thể hiện được một cách hài hòa, êm ái không
khí chung của dàn nhạc. Hơn nữa, công suất đủ sẽ giúp amply làm việc một cách dễ
dàng, âm nhạc sẽ trở nên thú vị, hấp dẫn hơn.
Tất cả những vấn đề về sức mạnh của amply liên quan đến các
yếu tố như công suất ra theo thiết kế của amply, khả năng cấp dòng điện vào cuộn
dây loa, cũng như độ nhạy, trở kháng loa, kích cỡ phóng và mức độ lớn nhỏ của
âm thanh bạn muốn nghe. Ngay cả khi không phải khai thác đến mức công suất tối
đa thì những ampli khỏe vẫn tạo ra cảm giác về độ động, về khả năng làm việc nhẹ
nhàng, tự tin hơn những amply yếu.
2. Cách lựa chọn Amply
theo hình thức.
Hình thức bên ngoài của ampli tương đối dễ kiểm tra. Không
nên chọn ampli bị trầy xước nhiều, mặc dù có thể không ảnh hưởng gì đến âm
thanh nhưng không được hấp dẫn về thẩm mỹ. Thông thường các đời ampli bình dân
mặt trắng đang bán trên thị trường là đời sản xuất đã lâu, cách nay chừng 15-20
năm. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của nhiều người, ampli mặt trắng, đen hay vàng...
cũng không quan trọng, bởi với số tiền "bình dân", các bạn cần xác định
mình đi mua âm thanh, chứ không nên đi mua hình thức.
Tuy nhiên, có một số điểm bên ngoài bạn cần chú ý khi kiểm
tra, đó là các nút vặn có được đều tay, chặt chẽ hay không, các đầu giắc RCA
tín hiệu mòn nhiều hay chưa? Bạn cũng nên lật đáy ampli lên xem. Nếu tấm tôn
nơi đáy đã ố màu, không còn bóng sáng, không còn "bảy sắc cầu vồng"
hoặc lem nhem mấy vết "hoa tay" thì chắc chắn đó là chiếc ampli đã bị
tháo lắp nhiều lần.
Mở bên trong máy, các ampli công suất lớn, chất lượng cao,
thuộc dòng "hàng kỹ" thường bao giờ cũng chắc nặng, có bộ biến thế nguồn
lớn, tụ lọc nguồn có điện dung cao, chữ in màu nhũ vàng trên thân tụ. Các mạch
in cần phải sáng bóng, không bị ố rỉ hoặc xỉn màu. Các linh kiện như tụ trở,
con sò phải còn nguyên bản. Bộ sò công suất có tác động khá nhiều đến chất âm
và công suất của ampli nên bạn cần kiểm tra kỹ. Các vết hàn "zin" ở
chân sò thường tròn, có độ bóng vừa phải, có thể có một ít nhựa hàn lem ra xung
quanh. Lưng sò nơi tiếp xúc với cánh tỏa nhiệt bao giờ cũng có một lớp mỡ màu
trắng. Nếu sò còn nguyên bản, lớp mỡ này chuyển qua màu hơi vàng, nhẹ và thường
hơi khô. Nếu sò đã thay, lớp mỡ thường ướt và trắng trơn.
Nguồn: vod-karaoke.com
0 nhận xét:
Đăng nhận xét