Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

Những kiểu thiết kế dàn karaoke chuyên nghiệp

Để có được bộ dàn karaoke như ý bạn cần có sự hiểu biết nhất định về sản phẩm karaoke tuy nhiên nếu bạn là người không am hiểu về đồ điện tử lắm thì luôn có hai cách để giúp bạn tậu được bộ dàn karaoke như sau: thứ nhất mua nguyên bộ từ nhà sản xuất, còn lại là sắm riêng từng phần của các hãng khác nhau và lắp ráp.

Những kiểu thiết kế dàn karaoke chuyên nghiệp

1. Mua dàn karaoke nguyên bộ:

Để tiện lợi cho người tiêu dùng, đa số các hãng sản xuất đều thiết kế dàn karaoke nguyên bộ. Người mua không cần phải nắm rõ kỹ thuật vẫn có thể cất vang tiếng ca của mình. Tuy nhiên, hiện có nhiều hãng khác nhau trên thị trường cung cấp hàng tá nhãn hiệu và giá cả khiến người mua bối rối. Một lời khuyên nhỏ là không nên chọn những hiệu lạ chưa từng nghe tới có giá rẻ. Người mua nên chọn những thương hiệu có uy tín như: VinaKTV, Arirang, Vitek, Sơn Ca, Tiến Đạt, Medialist, Califorina, Caliphat... Ưu điểm của dàn nguyên bộ là tính đồng bộ, nhà sản xuất đã tính các thông số kỹ thuật giữa các thành phần để cho ra nguyên dàn karaoke có các thành phần linh kiện tương thích với nhau.

Tuy nhiên, dàn nguyên bộ của những hãng nói trên cũng có nhiều mức giá và chất lượng khác nhau, phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng. Với tầm giá khoảng từ 3-8 triệu là người tiêu dùng đã có thể tậu về nhà một dàn karaoke tương đối. Tuy nhiên, nhiều người dùng thắc mắc tại sao mình hát không hay bằng ở ngoài. Điều này cũng dể hiểu, bởi tiệm karaoke sử dụng bộ dàn lắp ghép từ các thành phần khác nhau để cho ra âm thanh hay nhất. Tự lắp ráp dàn karaoke:

2. Dàn karaoke tự lắp ráp

Nếu thuộc vào người sành âm thì dàn karaoke nguyên bộ sẽ không đáp ứng được nhu cầu sử dụng: Lúc này người mua nên tự ráp riêng bộ dàn cho mình. Tuy nhiên, cách này đòi hỏi người ráp phải có kiến thức về đồ điện tử và chi phí cho bộ dàn này cao hơn so với nguyên bộ.

Đầu karaoke:
Đầu VinaKTV là mặt hàng đang hot nhất thời điểm hiện nay với công nghệ VOD và kho dữ liệu hình ảnh khổng lồ bằng HD, DVD, độ nét cao, âm thanh Stereo trung thực nhờ tích hợp chip xử lý âm thanh và hình ảnh, có đầy đủ các khe cắm mở rộng. Điều dặc biệt chú ý đó là sự đầu tư mà VinaKTV đã đem lại với bộ vi xử lý của máy tính trên chạy nhanh, đảm bảo không bị đơ và treo máy như nhiều dòng sản phẩm khác trên thị trường

Loa karaoke:
Thông thường, phòng hát có diện tích từ 20m2 trở xuống, người mua chỉ nên sắm loa có công suất từ 100-120W/ loa là vừa đủ công suất. Nếu mua loa có công suất lớn, người mua phải sắm ampli có đủ công suất phát, nếu không sẽ gây ra hiện tượng phát âm thanh không chuẩn hoặc có thể làm cháy ampli. Loa nên đặt phía trước và tạo với góc 90 độ với tai người hát. Loa dùng cho hát karaoke thường có màng loa bằng kim loại vì âm thanh sắc sảo hơn, thể hiện đúng chất giọng của người hát hơn là loại loa có màng bằng giấy. Loa được nhiều người ưa chuộng cho dàn là loại loa BMB hoặc Bose 301 V.

Amply karaoke:
Ampli cũng có muôn vàn chọn lựa. Nếu ngân sách có nhiều, người mua có thể chọn ampli của những hiệu nổi tiếng với giá cả khá cao. Với ngân sách có hạn, người mua có thể chọn ampli các hiệu như California, Jargua, Hùng loa… vẫn đủ đáp ứng nhu cầu hát. Bạn có thể tham khảo bài viết về cách lựa chọn amply karaoke chất lượng

Micro:
Ngoài ra, micro và dây nối cũng góp phần quan trọng giúp hát trung thực hơn. Đừng vì tiếc một khoản nhỏ chi phí mà phá hỏng cả dàn karaoke. Người mua nên mua dây micro và dây tín hiệu nối từ đầu DVD đến ampli phải là loại dây bọc kim tốt, tránh nhiễu, tránh ù. Các micro dùng cho hát karaoke thuộc dòng dynamic/ cardiod, người mua có thể chọn micro Shure SM58 để hát. Trên đây chỉ là một vài hướng dẫn cơ bản để người mua có định hướng trước khi sắm cho mình một bộ dàn karaoke. Nếu chưa thật sự rành kỹ thuật, người mua nên chọn dàn karaoke nguyên bộ để không còn lo lắng về cách lắp ghép.
Nguồn: vod-karaoke


0 nhận xét: