Thủ tục, hồ sơ khai nhận,công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế được thực hiện như thế nào? Với đội ngũ luật sư, công chứng viên có trình độ chuyên sâu, dịch vụ tư vấn phân chia di sản thừa kế của công ty chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó
Công chứng phân chia di sản thừa kế
1. Trình tự thực hiện công chứng phân chi di sản thừa kế
- Người yêu cầu công chứng phải viết Phiếu yêu cầu công chứng
theo mẫu;
- Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà
trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì họ có
quyền yêu cầu công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản.
-Trong văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế, người được hưởng
di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần quyền hưởng di sản của mình cho
người thừa kế khác.
- Trong trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản
pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì người yêu cầu công chứng phải
xuất trình giấy tờ để chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của
người để lại di sản đó.
-Trong trường hợp thừa kế theo pháp luật, người yêu cầu công
chứng còn phải xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản
và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế.
-Trong trường hợp thừa
kế theo di chúc, người yêu cầu công chứng còn phải xuất trình di chúc.
-Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản
đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu
công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho
rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu
cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên
tiến hành xác minh.
- Văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế đã được công chứng là
một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.
2. Cách thức thực hiện công chứng phân chia di sản thừa kế
a. Trực tiếp tại Phòng công chứng;
b. Ngoài trụ sở theo quy định của pháp luật.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, văn bản (Mẫu số 01/PYC)
b) Bản sao
Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu;
c) Bản sao
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo quy định của Luật Đất đai năm
1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003; bản sao Giấy chứng nhận quyền
sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được cấp theo quy định của Nghị định số
60/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ; bản sao Giấy chứng nhận quyền sở
hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được cấp theo quy định của pháp luật về nhà ở
.
Trường hợp
trong thời hạn theo quy định tại Điều 184 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày
29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, nếu người đang sử
dụng đất chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải có bản sao một
trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều
50 của Luật Đất đai; trường hợp người sử dụng đất có tên trong sổ đăng ký ruộng
đất hoặc sổ địa chính thì phải có xác nhận bằng văn bản (bản sao) của Uỷ ban
nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất.
d) Bản sao Giấy chứng tử của người để lại di
sản, giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di
sản, nếu là người được hưởng di sản theo pháp luật;
e) Niêm yết
30 ngày tại nơi người để lại di sản sinh sống.
- Số lượng
hồ sơ: 01 bộ
Tác giả: vntuvanluat
0 nhận xét:
Đăng nhận xét